Những loại xe tăng chủ đạo trên thị trường vũ khí thế giới


VIT - Dự báo do cơ quan phân tích Forecast International công bố mới đây chỉ ra rằng, vị trí chủ đạo trên thị trường tăng mới là những xe tăng được chế tạo theo tiêu chuẩn của ngành chế tạo xe tăng Liên Xô. Đó là tăng Al - Khalid của Pakistan, Type 99 của Trung Quốc và T-90S của Nga. Chúng sẽ chiếm 50,47% thị trường, còn thị phần của loại tăng này trong tổng khối lượng sản xuất tăng chiến đấu chủ lực sẽ là 59,76%.

Dự báo của cơ quan cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ nay đến trước năm 2019, sẽ có khoảng 6.200 chiếc tăng chiến đấu chủ lực được tiêu thụ trên thế giới trị giá khoảng 25 tỷ đôla. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chuyên gia của cơ quan trên, việc mua tăng mới hoàn toàn sẽ đi kèm với những hợp đồng lớn nâng cấp và sửa chữa những tăng đã xuất xưởng, đồng thời số tăng mua mới chiếm 27,19% so với toàn bộ thị trường tăng chiến đấu chủ lực.

Dự báo Forecast International có thể coi là lạc quan nếu tính đến xu hướng hiện nay trong lĩnh vực trang thiết bị bọc thép hạng nặng trên thế giới. Trong 30 qua, những đội quân chủ lực của thế giới đã hoàn thành việc tái trang bị bằng những tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới dự kiến có thể phục vụ khoảng 30-40 năm nữa của thế kỷ này. Sau khi hoàn thành những chương trình vũ khí quốc gia và những hợp đồng xuất khẩu không lớn, việc sản xuất tăng chiến đấu chủ lực tại Mỹ và các quốc gia châu Âu – những nước có uy tín trong lĩnh vực này – sẽ chấm dứt. Tính hình tại Anh, Pháp và Italia đang có những thay đổi, trừ Đức. Hiện nay, tại Đức, tăng chiến đấu chủ lực Leopard – 2 của Đức là loại tăng tốt nhất châu Âu và vẫn có khả năng xuất khẩu. Chương trình chế tạo tăng nội địa của Đức (dựa trên tăng K2 của Hàn Quốc) cần bắt đầu vào năm 2012.

Các nước thuộc thế giới thứ 3 phần lớn không có đủ nguồn lực tài chính để sở hữu những chiếc tăng đắt tiền mới do phương Tây sản xuất và hài lòng với những tăng hiện có hoặc tăng đã nâng cấp hoặc loại tăng rẻ hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng những mẫu tăng của Trung Quốc và Pakistan có tiềm năng xuất khẩu lớn mặc dù cho đến nay chưa có bất kỳ hợp đồng xuất khẩu nào đối loại tăng này được kí kết.

Đơn chào hàng tăng T-90S của Nga vẫn rất hấp hẫn. Những khách hàng đầu tiên muốn mua loại tăng này là Ấn Độ, năm 2006 Algeria đã đặt hàng 185 chiếc tăng này của Nga. Cho đến nay thông tin về hợp đồng cung cấp 150 chiếc tăng T-90S cho Ả Rập Xê út chưa được xác nhận. Lybia và Venezuela cũng là những khách hàng tiềm năng mua tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Nga.

Tuy nhiên, trong số tất cả các loại trang thiết bị bọc thép trong 10 năm tới thì không chỉ có xe tăng được tiêu thụ nhiều hơn cả. Theo đánh giá của cơ quan ASD của Anh, giá trị khối lượng thị trường xe chiến đấu bọc thép hạng nhẹ vào năm 2010 sẽ là 10,3 tỷ đôla. Xe bọc thép chống phục kích MRAP (Mine Resistant Ambush Protected) cũng sẽ nhận được sự ưa chuộng.

Mỹ trở lành quốc gia mua nhiều xe MRAP và các loại trang thiết bị chiến đấu bọc thép khác nhất, ASD cho hay. Ngoài ra, Mỹ đã bắt đầu thực hiện chương trình M-ATV với mục đích cung cấp cho quân đội và quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ xe chiến đấu bọc thép – loại thiết bị mang tải trọng nhẹ hơn và vượt chướng ngại vật tốt hơn so với xe loại MRAP hiện có nhưng lại có thể đảm bảo an toàn cho ê-kíp và lính đổ bộ.

Hiện nay, Mỹ cũng đang thực hiện những chương trình khác trong lĩnh vực chế tạo thiết bị chiến đấu bọc thép.

Vẫn còn một quốc gia châu Âu khác đang thực hiện chương trình đắt đỏ khôi phục hoàn toàn xe chiến đấu bọc thép đó là Đức. Trong năm nay, Berlin bắt đầu thay thế xe chiến đấu bộ binh Marder hiện có sang loại xe Puma thế hệ mới. Trước năm 2020, việc cung cấp 405 xe chiến đấu bộ binh loại này trị giá khoảng 3 tỷ euro.

Cần phải thấy rằng, phần lớn xe chiến đấu bọc thép không phải là trang thiết bị chiến đấu phức tạp và việc sản xuất seri chúng hầu hết được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, những vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu trang thiết bị bọc thép hạng nhẹ là các nước có ngành chế tạo xe tăng phát triển và một số nước nhỏ khác (Thụy Sĩ, Áo, Nam Phi và Phần Lan) – những nước có khả năng chế tạo thành công các loại xe chiến đấu bọc thép. Trong khi đó, thậm chí những quốc gia sở hữu ngành công nghiệp quốc phòng mạnh cũng thường xuyên mua trang thiết bị bọc thép hạng nhẹ của những nhà sản xuất khác.
Huy Linh (Lược dịch)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang