Mỹ - Trung - Anh - Ấn đua nhau đóng tàu sân bay mới


VIT - Thế kỷ 21 là thế kỷ của Đại dương, các quốc gia có biển đều quan tâm nghiên cứu phát triển nguồn lợi từ biển. Tất nhiên, quá trình phát triển của mỗi quốc gia đó đều rất cần có một lực lượng hải quân đủ mạnh để thực hiện các chiến lược về biển. Trong thời gian qua, các nước như Mỹ, Anh, Ấn Độ và Trung Quốc đang đua nhau sản xuất hoặc tìm cách sở hữu các chiếc tàu sân bay hiện đại.

Bốn trong số mười cường quốc hải quân lớn nhất thế giới đang chuẩn bị đóng các tàu sân bay mới. Một nhà nghiên cứu hải quân cho biết Hải quân Anh đang chuẩn bị thực hiện những bước tiến lớn nhất. Đó là, khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth được đưa vào biên chế phục vụ trong hạm đội, có thể là vào năm 2015, với tải trọng 65.000 tấn và nhỏ hơn tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ một chút, nhưng vẫn sẽ là con tàu lớn nhất trong lịch sử lâu dài của Hải quân Hoàng gia Anh.

Anh đã rút ra được nhiều bài học quan trọng qua cuộc chiến Falklands năm 1982 là nhận rõ sự hạn chế của các tàu sân bay loại nhỏ”, ông Eric Werthiem, tác giả và là biên tập viên của tạp chí chỉ huy chiến đấu hạm đội thế giới của Viện Hải quân Mỹ, phát biểu. Khi bình luận về kế hoạch đóng tàu sân bay đang thực hiện ở Anh, Ấn Độ và Mỹ, ông Wertheim nói: “Theo tôi, các tàu sân bay lớp QE mới sẽ thể hiện cho bước tiến lớn nhất trong ba sự lựa chọn”.

Quốc gia thứ tư, đó là Trung Quốc, cũng đang tiến sát tới việc sở hữu một chiếc tàu sân bay và có thể được gia nhập vào câu lạc bộ tàu sân bay hàng đầu thế giới. Sau nhiều năm bí mật tính toán nghiên cứu về tàu sân bay Varyag của Liên Xô trước đây, Hải quân Trung Quốc có thể chỉ mất một năm hoặc lâu hơn chút sẽ tiến hành những thử nghiệm đầu tiên trên biển với tàu sân bay. Được biết, tàu Varyag là tàu sân bay lớp Admiral Kuznetsov, đã phải tạm dừng quá trình đóng tàu vào năm 1992 vì sự tan vỡ của Liên Xô. Cuối cùng, chiếc tàu đã thuộc sở hữu của Ukraine, và sau này được bán lại cho Trung Quốc, được đánh giá là sẽ không bao giờ hoạt động được như một tàu sân bay.

Vào tháng 8/2009, một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về đánh giá tình hình Hải quân Trung Quốc đã nêu tàu sân bay của Trung Quốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian 2010 - 2012, và có khả năng sẽ được sử dụng để phát triển tác chiến hoàn thiện cơ bản của tàu sân bay”.

Dự kiến, tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ triển khai liên đội không quân hạm được biên chế các máy bay chiến đấu SU-33 hoặc máy bay chiến đấu J-11. Còn theo tạp chí quốc phòng Janes đưa tin năm 2008, tàu sân bay Trung Quốc sẽ được gọi là Shi Lang.
An Phú (Theo associatedcontent)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang