Khám phá kho vũ khí hạt nhân thế giới - P.II


DATVIET - Trong khi các quốc gia hạt nhân mới nổi chạy số lượng, các cường quốc hạt nhân (đi đầu là Mỹ, Nga) lại cắt giảm số lượng đầu đạn nhưng đua nhau nâng cao chất lượng kho vũ khí hủy diệt của mình.

Mỹ

Tính đến tháng 1/2008, Mỹ có xấp xỉ 5.400 đầu đạn hạt nhân được triển khai (trong đó, có 3.575 đầu đạn chiến lược và 500 phi chiến lược), và 1.260 nằm trong kho, trong khi đó 5.150 đầu đạn chờ gỡ bỏ.

Mỹ đặt tên các lửa đạn đạo Trident mang gần 1.730 đầu đạn hạt nhân trên 14 tàu ngầm gốc Ohio. Cuối năm 2005, Hải quân nước này thay thế toàn bộ tên lửa Trident C-4 với Trident II D-5. Ngoài ra, bốn tàu ngầm Ohio “lão làng” nhất đã được “độ” thành tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân (SSBN) mang tên lửa Tomahawk.

Kiểm tra định kỳ tên lửa Trident II D-5.

Mỹ cũng triển khai hai dòng máy bay có khả năng chở vũ khí hạt nhân chiến lược: B-2A Spirit và B-52H Stratofortress. Máy bay ném bom B-52 có thể mang 20 tên lửa hành trình AGM-86B, mỗi tên lửa “cõng” theo một đầu đạn nhân W80.

B-2A Spirit chở bom hạt nhân phá hầm ngầm B61-7, B61-11, và bom trọng lực B83.

Năm 1998, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định duy trì kích thước kho vũ khí hạt nhân chiến thuật để làm đối trọng với Nga.

Quá trình "tiến hóa" của một số tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân Mỹ.

Ngoài tên lửa hành trình phóng từ biển, Mỹ lưu kho gần 350 quả bom hạt nhân phi chiến lược ở châu Âu để Mỹ và NATO sử dụng. Một số loại máy bay như F-16 cũng được duy trì khả năng hạt nhân chiến thuật.

Mấy năm gần đây, Mỹ có vài lần chuyển nhầm vũ khí hạt nhân hoặc các bộ phận của chúng. Cuối tháng 8/2007, một chiếc B-52 chở nhầm tên lửa hành trình trang bị hạt nhân trên lãnh thổ Mỹ.

Cuối tháng 3/2008, Mỹ phát hiện ra 4 ngòi nổ của tên lửa hạt nhân đã bị "đưa nhầm" sang Đài Loan hồi tháng 8/2006.

Nga

Tính đến đầu năm 2009, Nga có khoảng hơn 3.100 đầu đạn hạt nhân chiến lược và gần 2.080 vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Nga đã giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân, trong đó, có tên lửa liên lục địa. Tuy nhiên, Nga tiếp tục phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa đời mới để thay thế những vũ khí “lão hóa”.

Nước này cũng phát triển tên lửa hành trình chiến lược Kh-102 từ nền tảng tên lửa hành trình Kh-55 phóng từ máy bay. Phiên bản truyền thống của Kh-102 là Kh-101 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998 và được phóng từ máy bay ném bom Tu-160. Kh-102 được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1998.

Nga cũng giảm đáng kể số lượng SSBN: từ 62 (năm 1990) xuống hơn 10 (đầu năm 2008). Cốt lõi của đội tàu ngầm này có thể là lớp Delta IV và Delta III.

Các giai đoạn triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến lược Bulava.

Ngoài ra, một tàu ngầm lớp Typhoon cũ hơn dường như đã được “độ” để chở SS-NX-30 Bulava, tên lửa tầm xa mang được 10 đầu đạn hạt nhân. Nga còn phát triển thế hệ SSBN mới thuộc lớp Borey để mang tên lửa Bulava.

Nga đang hiện đại hóa một số dòng máy bay có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân như Tu-95 MS6, Tu-95 MS16, Tu-160… Nước này nâng cấp hệ thống điều khiển, các bộ phận điện tử và “mông má” một số máy bay ném bom để chúng mang được bom trọng lực và tên lửa hành trình.

Từ năm 2007, Nga nối lại việc sử dụng máy bay ném bom hạng nặng để tuần tra Bắc Cực và một số khu vực khác.

Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược ký năm 2002, Nga và Mỹ cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống còn 1.700-2.200 vào ngày 31/12/2012.

Quầng sáng lạ trên bầu trời Na Uy được cho là có liên quan đến vụ thử tên lửa chiến lược của Nga, ngày 10/12/2009.

Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START 2) do Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ngày 8/4/2010, hai nước này chỉ được bố trí tối đa 1.550 đầu đạn, giảm 30% so với START 1.

Đây được coi là hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân có tính cân bằng nhất giữa Nga và Mỹ trong suốt 20 năm qua.

Anh

Ước tính, Anh có ít hơn 160 đầu đạn hạt nhân, hoạt động dựa vào 4 tàu ngầm lớp Vanguard. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident gốc Mỹ và 48 đầu đạn hạt nhân.

Vào bất kỳ thời điểm nào, Anh cũng có một tàu ngầm tuần tra nhưng không trong trạng thái sẵn sàng tấn công hạt nhân. Để tàu ngầm đang tuần tra sẵn sàng tấn công, phải mất vài ngày chuẩn bị.

Tàu ngầm lớp Vanguard, "cây gậy răn đe" hạt nhân chiến lược duy nhất của Anh.

Bốn tàu ngầm Vanguard đang “lão hóa” và sẽ hết hạn sử dụng vào những năm 2020. Năm 2007, Quốc hội Anh bỏ phiếu nghiên cứu và phát triển tàu ngầm mới có thể mang tên lửa đạn đạo nội địa. Chính phủ Anh ước tính mất 15-20 tỷ USD và 17 năm để xây dựng tàu ngầm mới.

Giai đoạn 2006-2007, Thủ tướng Anh lúc đó là ông Tony Blair ngụ ý muốn giảm số tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân từ 4 xuống 3 và giảm 20% lượng đầu đạn hạt nhân xuống dưới 160.

Từ đó đến nay, dường như Thủ tướng Gordon Brown đã giảm số đầu đạn xuống mức đó nhưng không rõ ông có ý định cho một tàu ngầm “nghỉ hưu” hay không.

Năm 1998, xứ sở sương mù giải tán toàn bộ vũ khí hạt nhân phóng từ máy bay.

Pháp

Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng, Pháp có xấp xỉ 350 đầu đạn hạt nhân với thiết bị chuyên chở là máy bay và tàu ngầm.

Kho vũ khí hạt nhân của Pháp lớn thứ 4 thế giới, có thể được phóng từ tên lửa đạn đạo lắp trên tàu ngầm hoặc tên lửa không đối đất.

Hệ thống hạt nhân ban đầu được triển khai để tạo thế “chân vạc” với Nga và Mỹ, nhưng Pháp cho bom hạt nhân trọng lực “nghỉ hưu” từ năm 1991 và đến tháng 2/1996, Tổng thống Jacques Chirac tuyên bố giải tán lực lượng hạt nhân trên bộ - tên lửa Hades và S3D.

Hiện nay, không lực Pháp có thể phóng tên lửa hành trình ASMP hạt nhân tầm ngắn từ máy bay chiến đấu Rafale hoặc 2 dòng cũ hơn là Mirage 2000N và Super Etendard.

Tàu ngầm Le Terible mang đầu đạn hạt nhân của Pháp đang được hoàn thiện.

Tên lửa ASMP cho phép Pháp tấn công mục tiêu mà không làm lộ vị trí của tàu ngầm phóng. Tính đến đầu năm 2009, Pháp có bốn SSBN còn hoạt động: 1 thuộc lớp L’Inflexible có tuổi đời xưa nay hiếm và 3 thuộc lớp Triomphant chuyên chở tên lửa đạn đạo M-45.

Tháng 3/2008, Hải quân Pháp trình diễn tàu ngầm Triomphant đời mới tên là Le Terible. Nếu đi vào hoạt động trong năm 2010 như kế hoạch, đây sẽ là SSBN đầu tiên mang M-51.1 có tầm bắn xa hơn các loại tên lửa đạn đạo trước đó của Pháp.

Từ năm 2015, Hải quân Pháp sẽ triển khai phiên bản nâng cấp - tên lửa M51.2.

Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách hạt nhân, Tổng thống Nicolas Sarkozy ngày 22/3/2008 tuyên bố: nước Pháp sẽ giảm số đầu đạt hạt nhân xuống dưới 300 bằng cách giảm 1/3 lượng vũ khí gắn trên máy bay.

Pháp tiến hành vụ thử hạt nhân cuối cùng vào tháng 1/1996 sau khi ký và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.

Minh Long (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang