Hình ảnh “quái vật biển khơi” của Nga


VTC - Những năm thứ 80 của thế kỉ trước, trong 1 lần chụp ảnh do thám 1 căn cứ hải quân Liên Xô, gián điệp Mỹ đã phát hiện Liên Xô đang bí mật cho bay thử một phương tiện kì lạ. Nó vừa giống máy bay lại vừa giống một con tàu.

Phương Tây khi đó họ đặt cho khí cụ bay này cái tên là “quái vật biển khơi“. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, những tài liệu bí mật về "quái vật biển khơi" này dần dần được công khai.

"Quái vật bay" của quân đội Liên Xô cũ.

“Quái vật biển khơi” là trung gian giữa máy bay, tàu thủy và tàu chạy đệm không khí. “Quái vật” này chủ yếu bay ở vùng giáp mặt đất, mặt nước.


Nó khác với tàu chạy đệm không khí ở chỗ, tàu chạy đệm không khí dựa vào động lực của chính bản thân nó sinh ra đệm không khí. Còn khí cụ bay mặt thì lại dựa vào ngay mặt đất, mặt nước để sinh ra đệm khí.


Phương tiện bay này khi bay trên mặt đất, mặt nước, luồng không khí sau khi chảy qua cánh sẽ phụt lại đằng sau, lúc này mặt đất, mặt nước sẽ sinh ra một luồng phản lực, khi nó bay ở độ cao bằng hoặc nhỏ hơn ½ sải cánh thì sự chênh lệch áp lực giữa phần trên và phần dưới thân sẽ tăng nhanh, lực nâng sẽ đột ngột tăng vọt, lực cản giảm xuống.


Các nhà khoa học gọi hiện tượng vật lí này là “hiệu ứng mặt", vì vậy chính Liên Xô cũ là nước đi tiên phong cho kĩ thuật bay hiệu ứng mặt. Khi "quái vật biển khơi" bay trong vùng hiệu ứng mặt thì như có một sức mạnh thần kì nhẹ nhàng nâng cánh bay nhanh, người ta gọi hiệu ứng mặt là “cánh tay của Thượng đế”.

Người tạo ra “quái vật biển khơi” này là tổng công trình sư Alekseev. Ông đã tập trung trí tuệ nghiên cứu hơn 20 năm để chế tạo ra phương tiện bay hiệu ứng mặt. Phương tiện bay này còn được phương Tây đặt cho cái tên là “Diều Hâu”. "Diều Hâu" này thân dài 63,6 m, lượng giãn nước lớn nhất 380 tấn, trang bị 8 động cơ tuabin cánh quạt, ngoài ra còn có 2 động cơ phụ TA-6A1, tải trọng lớn nhất 400 tấn, tốc độ bay tối đa 520 km/giờ. “Diều Hâu” có thể bay liên tục trên mặt biển với sóng cấp 3 hành trình 1.580 km. "Quái vật bay" trang bị 3 bệ phóng tên lửa P-100, tầm xa 42,7 km, đằng trước và đằng sau còn có 4 pháo 23 li. Khiếm khuyết của phương tiện bay này là không có khả năng tác chiến trên bộ, nó chỉ có thể bố trí trên các cảng nổi.

Những năm thứ 90, vì kinh phí quân sự của Nga quá hạn hẹp, cho nên kế hoạch nghiên cứu triển khai chế tạo phương tiện bay này bị dừng lại vô thời hạn. “Quái vật biển khơi“ đến nay xem chừng đã biến thành “phế vật”.

Nguyễn Tâm (Theo my7475)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang