Sức mạnh và chính sách quân sự Mỹ


VIT - Với tư cách là một cường quốc quân sự số một thế giới, Mỹ đã không ngừng củng cố mối quan hệ hợp tác quốc phòng và tăng cường sức mạnh quân sự của mình thông qua các khoản đầu tư tài chính, mua sắm vũ khí và tái cơ cấu lực lượng nhằm hiện đại hóa quân đội, đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai.

Học thuyết quân sự.


Làm nền tảng và đồng thời định hướng cho chính sách quân sự và an ninh trong thời gian tới, Mỹ đã xây dựng một đường lối hay học thuyết quân sự cho mình, học thuyết này đặc biệt coi trọng tính tinh nhuệ của binh lính và hiệu quả tối đa của vũ khí và thiết bị chiến tranh hiện đại mà con chủ bài chính là máy bay không người lái trang bị tên lửa tìm diệt và tên lửa tầm xa.

Ngân sách quốc phòng.

Theo Văn phòng phụ trách ngân sách thuộc Quốc hội Mỹ (CBO), trong giai đoạn 2010-2028, Lầu Năm Góc sẽ chi tiêu khoảng 10,3 nghìn tỉ USD cho hoạt động quốc phòng, trung bình mỗi năm khoảng 573 tỉ USD. Tuy nhiên, số tiền này không bao gồm các chi phí dành cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Theo dự đoán của CBO, nếu dự trù ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ không theo kế hoạch định trước thì tính tới năm 2028, chi phí này sẽ đạt 632 tỉ USD, tăng 18% so với năm 2010. Dự kiến, chi phí quốc phòng trong năm 2028 sẽ là 670 tỉ USD.

Khoảng 35% chi phí quốc phòng của Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2013-2018 là để dành cho các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ ở nước ngoài. 20 tỉ USD trong số đó sẽ được chi cho 30.000 quân Mỹ đóng tại Afghanistan và các hoạt động quân sự tại quốc gia Nam Á này.

Hiện tại, Lầu Năm góc đang yêu cầu được cấp ngân sách dành cho quốc phòng cao hơn khoảng 7 % so với kế hoạch dự kiến của tài khóa năm 2010. Chi phí này cũng chưa bao gồm số tiền duy trì các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại nước ngoài.

Phát triển Hải quân

Trong 30 năm tới, hải quân Mỹ đang có kế hoạch tăng số lượng đóng mới các chiến hạm cao tốc hỗn hợp (JHSV) lên 23 chiếc và nâng cao khả năng tác chiến của lớp tàu này. Ngoài ra, Mỹ cũng quyết định chấm dứt kế hoạch đóng mới 2 tàu chiến JHSV và tập trung vào việc nâng cao khả năng hoạt động của các chiến hạm đã được đưa vào trang bị từ những năm 1970 này. Dự kiến, thời gian phục vụ của các tàu chiến JHSV sẽ được kéo dài tới năm 2029.

Bên cạnh việc phát triển và kéo dài thời gian phục vụ của các chiến hạm JHSV, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng quyết định chuẩn hóa các tàu chở hàng và tiếp liệu của hải quân theo 2 dạng chính. Theo Defense News, lực lượng hải quân sẽ tiếp nhận tàu chở đạn dược, hàng hóa T-AKE và tàu tiếp liệu thân đôi T-AO (X).

Dự kiến, trong tương lai, Lầu Năm góc sẽ nâng số tàu chiến của lực lượng hải quân lên con số 313 chiếc. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng khẳng định sẽ giới hạn việc đóng mới “khu trục hạm của tương lai” DDG-1000 với chỉ 3 chiếc được đóng mới, tiếp tục phát triển hệ thống radar mới cho khu trục hạm lớp DDG-51 và giữ số lượng tàu đổ bộ ở con số 33.

Theo kế hoạch, đến năm 2058 hải quân Mỹ đóng 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân CVN(X) lớp “Gerald R. Ford”, nhằm thay thế cho các tàu thuộc lớp Nimitz. Theo kế hoạch, đến năm 2015 tàu sân bay CVN-78 sẽ thay thế cho tàu USS Enterprise (CVN 65) đã cũ. Theo yêu cầu của nhiệm vụ tác chiến trong tương lai đòi hỏi một thế hệ tàu sân bay mới như CVN-78.

Phát triển Không quân.

Trong kế hoạch phát triển lực lượng không quân của mình, quân đội Mỹ đã quyết định tạm hoãn việc phát triển máy bay ném bom thế hệ mới trong giai đoạn từ năm 2011 tới 2020. Số tiền dành cho việc nghiên cứu máy bay mới sẽ được sử dụng để sửa chữa và nâng cấp các máy bay ném bom hiện có. Chương trình nghiên cứu và phát triển máy bay ném bom thế hệ mới sẽ được xem xét lại kể từ sau năm 2020. Theo kế hoạch, Lầu Năm góc sẽ chi khoảng 1,9 tỉ USD trong giai đoạn này dành cho việc phát triển máy bay ném bom thế hệ mới.

Ngoài việc ấn định mốc thời gian phát triển máy bay ném bom thế hệ mới, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng quyết định nâng tổng số máy bay không người lái lên gấp 4 lần so với hiện tại trong vòng 30 năm tới. Cùng với đó, số lượng máy bay tiêm kích và cường kích sẽ giảm dần từ 3.264 chiếc năm 2011 xuống còn 2.929 chiếc năm 2020.

Tổng cộng, trong tương lai gần, Mỹ sẽ chi khoảng 268 tỉ USD cho lực lượng không quân và chi phi cho lực lượng không quân sẽ tăng dần theo mỗi năm. Theo tính toán, chi phí dành cho lực lượng không quân Mỹ sẽ tăng khoảng 3% mỗi năm cho tới năm 2020.

Một số chương trình phát triển khác.

Tăng chi phí ngân sách để triển khai thêm và duy trì hoạt động cho các máy bay trực thăng. Tăng cường hỗ trợ cho lực lượng tình báo, trinh sát và do thám cho các lực lượng tham chiến trong đó: sẽ triển khai và duy trì hoạt động các máy bay không người lái Predator. Tăng cường khả năng trinh sát, do thám, nghiên cứu và triển khai các trang thiết bị trinh sát cho các chiến trường. Ngừng mở rộng các đội tác chiến cấp lữ đoàn ở mức 45 quân thay vì 48 trong khi vẫn duy trì quân số lữ đoàn là 547.000 quân.

Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, đầu tư cho công tác huấn luyện và mua sắm trang thiết bị cho các lực lượng nước ngoài để đảm bảo các lực lượng này có thể tiến hành các hoạt động chống khủng bố và giữ gìn ổn định khu vực. Cơ cấu lại Quân đội Mỹ theo hướng trở thành lực lượng thích hợp hơn với các cuộc chiến tranh đặc biệt, thay vì chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn.

Chính sách quân sự Mỹ đối với Đông Nam Á.

Trong báo cáo năm 2010, Lầu Năm Góc đã chi tiết hơn nhiều trong việc nêu tên các nước và nhấn mạnh yêu cầu cần vun trồng mối quan hệ quốc phòng với các nước Đông Nam Á. Mỹ chia các nhóm quốc gia ở Đông Nam Á thành ba nhóm: đồng minh thân thiết, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược tiềm năng.

Nhóm thứ nhất gồm Thái Lan và Philippines, đã có hiệp ước về quân sự. Nhóm thứ hai có Singapore. Nhóm ba gồm Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Lầu Năm Góc sẽ củng cố tình thân với Manila và Bangkok; làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Singapore; và "phát triển những mối quan hệ chiến lược mới" với Jakarta, Kuala Lumpur và Hà Nội.

Các lĩnh vực hợp tác sẽ được phát triển bao gồm "chống khủng bố, chống ma túy và các chiến dịch nhân đạo trong khu vực". Lầu Năm góc cũng đề cập kế hoạch "hiện diện hơn nữa" trong khu vực, "hỗ trợ các hoạt động đa phương ngày càng tăng trong việc đảm bảo an ninh hàng hải; tăng cường khả năng tiếp cận của Mỹ trên biển, trên không, vũ trụ và mạng máy tính".

Hiện Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương (USPACOM) đã xây dựng những mối liên hệ thuần túy quân sự với các nước Philippines, Thái Lan và Singapore. Hằng năm USPACOM đều có các cuộc tập trận chung với những nước này, chẳng hạn cuộc diễn tập Hổ Mang Vàng.

Với Việt Nam, Indonesia và Malaysia, người Mỹ cũng đã có các hoạt động để vun đắp mối quan hệ quốc phòng. Indonesia đã bắt đầu tham gia Hổ Mang Vàng; cuộc tập trận Garuda Shield có sự tham gia của quân đội Indonesia và Mỹ trong các bài tập bảo vệ hòa bình.
Lan Hương
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang