Mục tiêu chiến lược "Phủ Định” của quân đội Trung Quốc


VIT - “Chiến lược phủ định” được coi là lá bài chiến lược quân sự vô cùng quan trọng của Trung Quốc để đối phó với sức mạnh quân sự Mỹ một khi xảy ra tác chiến.

Về thực lực, quân đội Trung Quốc đã tụt hậu so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia....Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc lại muốn đạt tới vị trí ngang hàng với Mỹ và trở thành một siêu cường quân sự trong tương lai. Với quan điểm nhất quán này, chính phủ và giới quân sự Trung Quốc đã xác định, muốn đạt tới vị trí ngang hàng với Mỹ, trước tiên phải địch được với Mỹ, sử dụng chính lực lượng hiện có để đối đầu với Mỹ. Do đó, Trung Quốc đã xây dựng cho mình một đường lối chiến lược quân sự được coi là sắc bén “Chiến lược phủ định”. Chiến lược này được phân thành hai mục tiêu:

Thứ nhất: dùng tàu ngầm để tấn công và "phủ định" sức mạnh của các chiến hạm trên mặt nước của Mỹ vì các tàu trên mặt nước có một điểm yếu nhất là phòng thủ ngầm, đặc biệt là các tàu sân bay, rất khó phòng thủ trước các cuộc tấn công của tàu ngầm bắn hàng loạt các tên lửa có đầu đạn các loại gần xa cùng một lúc.

Hiện nay Trung Quốc có một lực lượng tàu ngầm khá mạnh với khoảng 63 chiếc các loại. Trong đó có 02 tàu ngầm Type 094 lớp Jin loại hạt nhân mang tên lửa đạn đạo; 01 tàu lớp Xia loại Type 092, hạt nhân mang tên lửa đạn đạo; 03 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, lớp Shang loại Type 093; 04 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, lớp Han loại Type 091 (mang tên lửa SSM YJ-82, 6 ống phóng ngư lôi 533mm); 12 chiếc lớp Kilo của Nga; 02 chiếc lớp mới; 02 tàu ngầm loại 041 lớp Yuan, 20 tàu ngầm loại 039 lớp Song, 17 tàu ngầm loại 035 lớp Ming, 01 tàu ngầm loại 031 lớp Golf, 01 tàu ngầm loại 033G lớp Wuhan, trong đó các tàu lớp Romeo và Whiskey đã bị thải loại.

Theo kế hoạch đến năm 2015 Hải quân Trung Quốc sẽ đóng thêm 02 tàu ngầm hạt nhân loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm hạt nhân loại 093 lớp Shang, 10 tàu ngầm diesel loại mới thuộc lớp Song và Yuan. Đến năm 2020 hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 78 tàu ngầm các loại.

Theo một số nghiên cứu mới đây cho biết, đến năm 2025 số lượng tàu ngầm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ lớn hơn gấp 5 lần số lượng tàu ngầm của Mỹ, các tàu ngầm nguyên tử có các đầu đạn nguyên tử của Trung Quốc sẽ liên tục bám theo các biên đội tàu sân bay của Mỹ và thực hiện các hoạt động trinh sát trên khu vực Thái Bình Dương, điều này khiến Mỹ phải điều ít nhất hai chiếc tàu ngầm loại tấn công đi theo tàu ngầm này của Trung Quốc. Trong khi đó, hiện nay Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ có khoảng 30 chiếc tàu ngầm, trong đó 03 chiếc loại tấn công nguyên tử có căn cứ ở đảo Guam. Nhưng chỉ có khoảng 10 chiếc luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.Vì những lý do trên, đến năm 2025 hải quân của Trung Quốc sẽ có thể làm chủ Thái Bình Dương.

Thứ hai: Mục tiêu làm mù các hệ thống giám sát và điều khiển của Mỹ, đối với mục tiêu này Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng để làm tê liệt các phương tiện trinh sát và truyền tin của quân đội Mỹ, như tiêu diệt các vệ tinh, sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử gây gián đoạn quá trình chỉ huy tác chiến, mục đích làm cho quân đội của Mỹ bị mù trong khi Trung Quốc tấn công các mục tiêu quân sự và vì thế không có thể trở tay hay tiếp ứng kịp thời.

Theo đó, quân đội Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống tên lửa với khả năng tiêu diệt vệ tinh hùng mạnh để chống lại toàn bộ khả năng quân sự của Mỹ, mục tiêu phá vỡ mạng lưới chỉ huy, điều khiển, thông tin, và các hệ thống dựa vào máy vi tính (C4IRS) để cung cấp tin tức trinh sát và hỗ trợ chỉ huy chiến trường cho quân đội của Mỹ

Để thực hiện cho mục tiêu chiến lược này, năm 2007 Trung Quốc thử vũ khí chống vệ tinh (anti-satellite test, ASAT) bằng cách dùng phương pháp radar mảng (phased array radar) để dẫn hướng một tên lửa SC-19 tiêu diệt vệ tinh bằng động năng (kinetic-kill vehicle) bay theo một vệ tinh của Trung Quốc đang bay vòng quanh khoảng 475 dặm trên không trung với tốc độ cực lớn và lao thẳng vào vệ tinh, làm vỡ ra thành hơn 1600 mảnh.

Theo như phân tích, các yếu tố kỹ thuật trong cuộc thử vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc cũng giống như các yếu tố kỹ thuật trong việc bắn hạ các tên lửa. Cùng với việc thử vũ khí tiêu diệt vệ tinh, Trung Quốc tiếp tục tăng cường triển khai hệ thống tên lửa xuyên lục địa lưu động (road-mobile intercontinental ballistic missle) loại DF-31.

Với các mục tiêu chiến lược phủ định trên của Trung Quốc, hệ thống các vệ tinh và các mấu thông tin của Mỹ và đồng minh sẽ luôn bị đe dọa. Nhưng Trung Quốc càng phát triển khả năng chống vệ tinh, thì Mỹ lại càng tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa. Do vậy, việc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là nguyên nhân gây ra chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trên toàn thế giới. Tình trạng này cũng sẽ làm cho nhiều nước ở Đông Nam Á đang phải vừa củng cố quốc phòng vừa tìm các biện pháp phòng thủ trước mọi động thái của Trung Quốc và Mỹ.

Thanh Hà
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang