Mistral - bước đột phá trong chế tạo tàu đổ bộ trên thế giới


QDND - Pháp là một trong bốn quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân. Hải quân Pháp được trang bị rất nhiều loại tàu chiến hiện đại, nhưng đáng quan tâm nhất vẫn là tàu đổ bộ mang trực thăng (tàu chỉ huy/sân bay – BPC) lớp Mistral.

BPC Mistral trên Đại Tây Dương. Ảnh: Internet

Do thiết kế “hoàn hảo” của mình hiện nay, Mistral đang lọt vào tầm ngắm của rất nhiều cường quốc quân sự, đặc biệt là Nga. Nước này hiện đang tiến hành đám phán với Pháp về việc mua 4 tàu chiến thuộc lớp này trang bị cho hải quân. Nếu thành công, đây là hợp đồng mua bán vũ khí đầu tiên giữa Nga và một nước thành viên NATO.

Thiết kế của tàu Mistral

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, BPC lớp Mistral là dòng chiến hạm lớn nhất của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule.

Tàu lớp Mistral có kết cấu khoang đáy khá lớn, bao gồm 3 kho chứa đủ sức tiếp nhận 16 máy bay trực thăng, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclert, 100 xe thiết giáp loại nhẹ và 4 xà lan đổ quân CMT hoặc 2 xuồng đổ bộ LCAC của Hải quân Mỹ. Mỗi kho chứa đều được lắp đặt 1 hoặc 2 thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng. Hai bên mạn tàu là khu vực phòng ở và nhà ăn, đủ sức tiếp đón một ban tham mưu cấp sư đoàn và 450 binh sĩ.

Kết cấu của tàu vận tải đổ bộ Mistral. Ảnh: Internet

Ngoài ra, trên tàu cũng được trang bị một bệnh viện dã chiến với môt phòng mổ, 2hai phòng siêu âm, 69 giường bệnh (trong đó 19 giường phục vụ hồi sức cấp cứu).

Trên boong, tàu lớp Mistral được bố trí một sân bay đủ rộng cho 6 máy bay trực thăng đa nhiệm NH90/Tigre, có thể cất cánh cùng một lúc. Phục vụ cho công tác đổ quân - nhiệm vụ chính của một BPC, Mistral được lắp đặt một trung tâm chỉ huy rộng 850m2, trong đó có 150 trạm công tác tương ứng với 150 kỹ thuật viên.

Một chiến hạm tác chiến thuỷ lục phối hợp thế hệ mới

Sức mạnh của Mistral trong tác chiến thuỷ lục phối hợp nằm ở khả năng đổ quân nhanh với số lượng lớn các xe chiến đấu hạng nặng trên các địa hình bờ biển phức tạp. Đồng thời, các máy bay trực thăng từ Mistral có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp ở khoảng cách xa hay những hoạt động quân sự nằm sâu trong đất liền.

Khả năng tác chiến của Mistral còn được thể hiện ở hệ thống chỉ huy. Với vai trò là một tàu chỉ huy tối tân, Mistral được trang bị hệ thống chỉ huy SENIT9 - phiên bản nâng cấp từ hệ thống chỉ huy SENIT8 dùng trên tàu sân bay Charles de Gaule.

Sân bay trên boong tàu BPC Mistral. Ảnh: Internet

SENIT9 là một tổng thể bao gồm rất nhiều các hệ thống nhỏ khác như chỉ huy tác chiến, thông tin liên lạc, phòng thủ, giám sát từ xa… Các thiết bị giám sát bao gồm hai radar điều khiển hướng và kiểm soát hạ cánh cùng một radar ba chiều MRR 3D NG giám sát trên không và mặt biển. Hệ thống chỉ huy này cho phép phân tích, xử trí các tình huống chiến đấu không chỉ của bản thân Mistral, mà còn của các máy bay, tàu chiến và tàu sân bay khác.

Với vai trò chính là thực hiện nhiệm vụ đổ bộ nên Mistral chỉ được trang bị các tổ hợp vũ khí phòng thủ hạng nhẹ gồm hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Simbad, hai khẩu đội Breda-Mauser 30mm và bốn súng máy M2-HB Browning 12,7mm.

Mistral - bước đột phá về công nghệ tàu chiến

Sự ra đời của BPC lớp Mistral đã đánh dấu bước đột phá về mặt công nghệ trong chế tạo tàu chiến. Đây là tàu hỗ trợ đổ bộ đầu tiên trên thế giới mà toàn bộ hệ thống trên tàu hoạt động hoàn toàn bằng điện. Mặc dù được dùng cho các nhiệm vụ quân sự nhưng Mistral lại được thiết kế theo chuẩn tàu thương mại.

BPC lớp Mistral vận hành dễ dàng với hai bộ dẫn tiến hình hạt đậu (POD) treo dưới lớp vỏ phía sau thân tàu, có khả năng đổi hướng 360 độ. Hệ thống này được cung cấp năng lượng bởi bốn máy phát điện diesel.

Việc sử dụng các POD là một đột phá mới (thường được dùng trong chế tạo tàu chở khách và tàu thương mại). Hệ thống này tuy không thể cải thiện vận tốc của chiến hạm, nhưng lại giúp chiến hạm linh hoạt hơn trên biển và hoàn toàn phù hợp với một tàu chiến có kết cấu đáy lớn như Mistral. Nhờ POD, Mistral với vận tốc khá khiêm tốn là 19 hải lý/h vẫn có thể di chuyển dễ dàng trong điều kiện sóng to, gió lớn.

Võ Duy Thành (Tổng hợp từ tạp chí nước ngoài)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang