Bí mật các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Pháp


BEE - Tờ Le Parisien tiết lộ những trang thông tin mật có liên quan tới các chương trình thử nghiệm hạt nhân của nước này trên sa mạc Sahara năm 1958-1962.

Trước đó ngày 26/3/2009, Paris bắt đầu chấp nhận bồi thường cho nạn nhân của các vụ thử nghiệm hạt nhân ở Algeria (1958-1962) và Polynesia (1966-1998). Ngày 22/12/2009, quốc hội Pháp thông qua điều luật chấp nhận 18 loại bệnh tật có liên quan do LHQ đề xuất.

Pháp đồng ý chi trả tiền bồi thường cho các binh lính và người dân bị bệnh sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân của nước này. Trong giai đoạn này, tổng số đã có 210 cuộc thử nghiệm được Pháp tiến hành, trong đó Polynesia ở Thái Bình Dương hứng chịu 193 vụ nổ nguyên tử.


Tài liệu này mang tên "Các cuộc thử nghiệm tại sa mạc Sahara". Trong chương trình thử nghiệm, quân đội Pháp đã tiến hành cho nổ các vụ nổ hạt nhân ở tỉnh Algiers, Algeria. Trong đó, để phục vụ cho các cuộc thử nghiệm ảnh hưởng của phóng xạ trên con người, họ đã sử dụng binh lính của chính nước Pháp và các lính lê dương nước ngoài.

Paris nhận quyết định phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1954 sau thất bại ở trận Điện Biên Phủ, Việt Nam. Ngày 13/2/1960 tại sa mạc thuộc miền nam Algeria, người Pháp đã cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình. Tất cả có 17 quả được cho thử nghiệm nổ ở đây trong giai đoạn này.

Ngày 25/4/1961, trong phạm vi cuộc thử nghiệm mang tên "Green Jerboa" (Chuột nhảy xanh), các binh lính bị buộc phải tham gia diễn tập chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Theo như mô tả của tờ Le Parisien, "các dữ liệu thu thập từ đó cho phép xác định được ảnh hưởng về thể chất và tinh thần mà binh lính cần phải có khi hoạt động trong vùng bị ô nhiễm hạt nhân".

Ngày hôm đó, 300 lính thuỷ quân lục chiến đã được gửi tới các khu vực bị nhiễm phóng xạ sau vụ nổ bom hạt nhân trên một lãnh thổ rộng lớn. Một số binh lính theo lệnh chỉ huy đã phải tiếp cận với khu vực cách tâm nổ chỉ có 275m và ở lại đó một thời gian trong khi không được mặc trang phục bảo hộ.

"Điều đó thật đáng sợ - một trong số những người lính tham gia chiến dịch năm đó còn sống tiết lộ với tờ Le Parisien - đặc biệt là khi chúng tôi nhận ra rằng nó đặc biệt nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng khi đó, chúng tôi bắt đầu thấy hoảng loạn thực sự. Chúng tôi cảm thấy hoàn toàn bất lực, thấy mình không khác gì những con thỏ trong phòng thí nghiệm. Các tướng biết sự thật về những mối nguy hiểm nhưng họ đã không báo trước cho chúng tôi biết".

Một nhân viên thuộc cơ quan "Đài quan sát vũ khí Pháp" Patrice Bouverot cũng đồng tình: "Quân đội đã lường trước được các mối nguy hiểm khi gửi lính của mình tới khu vực này. Ít nhất, họ cũng nên tiến hành các bước để bảo vệ sức khoẻ cho lính của mình".

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn không thể từ chối được của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Herve Morin với phóng viên tờ Le Parisien, ông này khẳng định rằng những người tham gia thử nghiệm chỉ bị ảnh hưởng ít.

Có điều, sự thực của cái gọi là ảnh hưởng ít đấy, theo tờ Le Parisien viết, là sự xuất hiện của các căn bệnh không thể chữa được. Tờ Le Monde của Pháp đã trích dẫn lời khai của một cựu chiến binh cho hay, đã có hàng ngàn binh linh Pháp tiếp xúc với chất phóng xạ trong cuộc thử nghiệm đó.

Tại Pháp, số người tham gia hội cựu chiến binh của vụ thử nghiệm hạt nhân là 4.800 thành viên. Theo số liệu chính thức, khoảng 150.000 binh sĩ đã được triển khai tham gia vào các chương trình thử nghiệm. Hàng chục ngàn dân thường bị ảnh hưởng và buộc phải di dời ra khỏi vùng bị ô nhiễm.

Theo số liệu được công bố kèm theo, số người chết hoặc mắc bệnh ung thư chiếm tới khoảng 1/3 số người tham gia chiến dịch. Nhưng sự thật là mới chỉ có khoảng 100 người đã được nhận bồi thường theo phán quyết của toà án thông qua năm ngoái sau vụ kiện của các cựu chiến binh.

"Tôi tin rằng, có rất nhiều người sẽ không bao giờ được nhìn thấy công bằng bởi họ đã chết vì nhiễm phóng xạ - William Kobe, một người lính tham gia chiến dịch trên nhớ lại - Tôi là người được lệnh đi ghi lại các số liệu gần địa điểm diễn ra vụ nổ. Sáu tháng sau cơ thể tôi bắt đầu tróc vảy và bác sĩ đã phán quyết rằng tôi không còn khả năng phục vụ trong quân đội nữa".

Ông là người lính tham gia chiến dịch hồi mới 25 tuổi và hiện bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Sau đó, ông lại mắc bệnh động kinh. Cũng như nhiều cựu chiến binh khác, ông đang chết dần vì hậu quả của cuộc thử nghiệm, ông cũng không được nhận bồi thường thương tật.

Trong năm 2009, Bộ Quốc phòng Pháp đã cho thành lập một uỷ ban đặc biệt để đánh giá mức độ tổn hại sức khoẻ của các cựu chiến binh. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng cuộc đấu tranh đòi quyền lợi sau cuộc thử nghiệm sẽ chưa thể kết thúc như kết luận của chính phủ. Con số nạn nhân cần được bồi thường lại lớn hơn nhiều.


Không chỉ cho Algeria mà còn cả vùng Polynesia của Pháp (chủ yếu là đảo Mururoa nơi đã chứng nhận 183 vụ nổ hạt nhân và Fangataufa - 14 vụ nổ được thực hiện năm 1966-1998) và một phạm vi lớn hơn nữa là các vùng san hô xung quanh bị nhiễm bức xạ. Người Pháp chọn Polynesia sau khi buộc phải rời khỏi Algeria sau khi nước này tuyên bố độc lập năm 1962.

Khu vực Thái Bình Dương này cũng được chọn là nơi thử nghiệm hạt nhân lý tưởng của Mỹ. Trong giai đoạn 1946-1962, người Mỹ tiến hành 107 cuộc thử nghiệm hạt nhân trên đảo Johnston Atoll và đảo Christmas gồm 101 vụ nổ trong khí quyển và 6 vụ nổ dưới nước. Các xét nghiệm trong không trung và dưới nước cho thấy, các dòng nước và gió đã mang hạt phóng xạ đi xa hàng ngàn km.

Người Anh cũng đã góp phần vào sự tàn phá ở Thái Bình Dương với 21 cuộc thử nghiệm hạt nhân trong đó có 12 lần tiến hành ở Úc trong năm 1950. Số còn lại được tiến hành trên quần đảo Polynesia Line gồm đảo Malden và đảo Christmas.

Trước năm 1979 chúng thuộc sở hữu của Anh, nhưng hiện tại là của Kiribati và nước này đang chuẩn bị đệ đơn đòi bồi thường. Thêm vào đó, 1.000 cựu chiến binh của Anh đã tham gia các cuộc thử nghiệm hạt nhân của nước này cũng đang chuẩn bị khởi kiện chính phủ để đòi bồi thường. Họ cũng sẵn sàng kết hợp sức mạnh với các nạn nhân khác ở Úc và Fiji.

Một cựu chiến binh phục vụ trong quân đội Pháp ở Mururoa thời đó hiện đang sinh sống tại Đức Chikarleinym George cho hay: "Những người lính phục vụ ở Polynesia lúc đó chủ yếu là những người lính lê dương nước ngoài hay còn được gọi đùa là "nô lệ trắng". Đầu tiên chúng tôi nhận được lệnh đuổi khoảng 2.000 người bản địa ra khỏi đảo. Còn trong mọi cuộc thử nghiệm đều không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Chúng tôi chỉ được dặn là cần phải nằm xuống đất và không được nhìn vào ánh sáng phát ra khi có vụ nổ. Quần áo chúng tôi mặc là quân phục mùa hè bình thường gồm quần cộc".

Và không ai được cho biết trước về những mối nguy hiểm họ phải đối mặt khi làm nhiệm vụ ở khu vực nguy hiểm đó trong tình trạng không được bảo vệ. Nước Pháp luôn luôn giấu kín các bí mật hạt nhân của mình.

Vì vậy, tháng 7/1995, chiếc du thuyền Greenpeace Rainbow Warrior-2 chở một nhóm nhà báo nước ngoài tới tiếp cận khu vực diễn ra thử nghiệm hạt nhân trên đảo đã bị quân đội Pháp thu giữ đồ nghề. Sau đó, họ bị buộc rời khỏi khu vực đảo. Mọi nỗ lực xâm nhập vào khu vực này của các nhà báo đều bị ngăn chặn.

Bây giờ, khi bí mật đã được tiết lộ, Paris dưới áp lực của công chúng có thể sẽ buộc phải chi trả các khoản bồi thường cho binh lính của mình cùng dân chúng sống tại khu vực xảy ra thử nghiệm. Ngoài ra, nước Pháp sẽ còn phải đối mặt với các vấn đề ngoại giao khi có liên quan tới cả Algeria và Polynesia thuộc Pháp.

Theo tờ Pravda của Nga tiết lộ, Paris dự định sẽ bồi thường cho hàng trăm dân Polynesia để tránh sự việc sẽ làm mồi lửa cho các cư dân của hòn đảo này ở nước ngoài, trong đó có 1 tổ chức khá mạnh, vin vào đó đòi cho hòn đảo tách ra độc lập khỏi nước Pháp. Nhưng việc trả lại sự công bằng cho các cư dân sống tại làng ốc đảo Reggana trên sa mạc Sahara nằm trong khu vực bị ảnh hưởng thì Paris vẫn im lặng.

Theo số liệu mà Algeria thu thập được thì một số khu vực gần Reggana cho tới bây giờ vẫn còn có mức độ nhiễm phóng xạ cao hơn 22 lần giới hạn cho phép. Phía chính phủ Algeria đã thông báo với Pháp yêu cầu được bồi thường để di chuyển chỗ ở cho người dân và xây dựng một bệnh viện điều trị miễn phí cho các nạn nhân.

Paris cũng cần phải cần cân nhắc kỹ lại việc đáp ứng yêu cầu của người Algeria bởi có quá nhiều công ty của Pháp đang khai thác dầu mỏ và khí đốt ở nước này. Nếu Paris ương ngạnh - việc khai thác nguồn tài nguyên béo bở trên có thể sẽ chuyển sang nằm trong tay đối thủ cạnh tranh của họ.

Nguyễn Hường (Theo Pravda)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang