Nhận định về chính sách quốc phòng Mỹ tại Đông Nam Á


VIT - Báo cáo Quốc phòng được công bố mới đây của Mỹ nhấn mạnh yêu cầu Lầu Năm Góc phải khôi phục mối quan hệ với Đông Nam Á. Hợp tác thân thiết hơn giữa Mỹ và Đông Nam Á sẽ giúp Mỹ duy trì sự thuận lợi trong khi tiếp cận với các phần của thế giới có liên quan tới khu vực này trên biển, trên không và trên mạng.

Chính quyền Obama công bố Báo cáo Quốc phòng 4 năm (QDR) ngày 01/02. Vạch định những ưu tiên của Lầu Năm Góc, cơ cấu lực lượng và kế hoạch ngân sách, tài liệu này là sản phẩm của Bộ Quốc phòng Mỹ theo yêu cầu của Quốc hội. QDR đặt ra định hướng tổng quát cho chính sách quốc phòng Mỹ, những phát hiện và đề xuất của báo cáo này đều được xem xét cẩn trọng. Báo cáo năm 2010 – báo cáo thứ tư kể từ năm 1997 – chắc chắn vẫn mang những đặc trưng cũ.

Tuy nhiên, QDR 2010 cũng cho thấy quan điểm của chính quyền Dân chủ mới. Nâng cao xu hướng hành động của chính phủ Obama và nỗ lực duy trì sự tiếp cận của Mỹ đối với toàn cầu, QDR 2010 nhấn mạnh yêu cầu Lầu Năm Góc phải tiếp tục vun đắp mối quan hệ quốc phòng với các quốc gia Đông Nam Á.

Nếu QDR 2006 nhấn mạnh ý tưởng “Chiến tranh Lâu dài” chống mạng lưới khủng bố, thì QDR 2010 lại nhấn mạnh nhiều hơn tới ưu thế của Mỹ trong các xung đột đang diễn ra. Mặc dù vậy, QDR 2010 vẫn duy trì việc Mỹ nên tiếp tục phát triển tiềm lực để đối phó và ngăn chặn những đe dọa an ninh to lớn, trong đó bao gồm các quốc gia đối kháng và các nhóm khủng bố. Để đối phó với những đe dọa, QDR đã thiết lập 1 nền tảng cho chiến lược quốc phòng Mỹ: “nổi trội trong các cuộc chiến hiện nay, ngăn chặn xung đột, chuẩn bị đối phó với kẻ thù, duy trì và phát triển tất cả Lực lượng tự nguyện”.

Trong khi QDR 2006 đề cập tới các quốc gia Đông Nam Á không tên tuổi như các đối tác an ninh tiềm năng, thì QDR 2010 thì xác định rõ ràng hơn vai trò của họ. Lầu Năm Góc xác định làm 3 nhóm: liên minh thân thiết, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược tiềm năng.

Nhóm liên minh thân thiết của Washington bao gồm: Philippines và Thái Lan; nhóm thứ 2 gồm Singapore; và nhóm thứ 3 gồm Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

QDR tuyên bố, Mỹ có ý định “thúc đẩy” quan hệ đồng minh với Manila và Bangkok, “hợp tác sâu sắc” với Singapore, và “phát triển quan hệ chiến lược mới” với Jakarta, Kuala Lumpur và Hà Nội.

Đặc biệt, các lĩnh vực hợp tác được phát triển sẽ liên quan tới “chống khủng bố, chống ma túy, và các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo trong khu vực”. Đáng chú ý là kế hoạch của Lầu Năm Góc tăng triển khai lực lượng Mỹ trong khu vực, nơi mà sự hiện diện của họ “sẽ củng cố hợp tác quân sự đa phương trên lĩnh vực an ninh hàng hải và thúc đẩy tiềm năng tiếp cận trên không, trên biển, trên mạng, và vũ trụ”.

Cách mà Mỹ sẽ thúc đẩy những khởi xướng trên với liên minh hiện có và những đối tác chiến lược được thấy rất rõ. Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương (USPACOM), hiện có các chiến dịch bao phủ khắp Đông Nam Á, đã phát triển mối quan hệ quân sự thuần túy với Philippines, Thái Lan và Singapore. Các cuộc tập trận quân sự được tiến hành thường niên giữa lực lượng USPACOM và các quốc gia này như cuộc diễn tập Hổ Mang Vàng.

Về quan hệ song phương, các đơn vị USPACOM đã được triển khai đối phó với khủng bố ở Philippines. Các hoạt động này đã giúp tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Philippines, Thái Lan và Singapore.

Với Indonesia, Malaysia và Việt Nam, người Mỹ đã tạo ra những nỗ lực tương tự để nuôi dưỡng mối quan hệ. Indonesia đã tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng, cuộc tập trận Garuda Shield, đưa những binh lính Mỹ và Indonesia xích lại gần nhau trong các cuộc tập trận bảo vệ hòa bình. Malaysia và lực lượng không quân Mỹ đã trao đổi chiến thuật trong cuộc tập trận Cope Taufan. Và, kể từ năm 2008, quan chức Mỹ và Việt Nam vẫn đều đặn tổ chức các cuộc đối thoại về vấn đề an ninh, hợp tác quốc phòng hàng năm.

Tuy nhiên, mặc dù có những tương tác trên, điều ta đang thấy là Lầu Năm Góc sẽ phải nỗ lực đưa quan hệ quốc phòng của Mỹ với các nhà nước trên lên tầm cao mới. Khả năng khôi phục hỗ trợ của Mỹ đối với đơn vị Lực lượng đặc biệt của Indonesia – bị đình chỉ đầu những năm 1990 bởi đơn vị này bị cáo buộc có liên quan tới lạm dụng nhân quyền ở Đông Timor – sẽ cần được giải quyết. Có lẽ, Mỹ cần triển khai nguồn lực lớn hơn để tăng cường mối quan hệ hợp tác Mỹ - Malaysia về các vấn đề hàng hải. Cuối cùng, nếu một thỏa thuận căn cứ cho phép Mỹ được tiếp cận Vịnh Cam Ranh đạt được, việc này sẽ đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Nhìn chung, Lầu Năm Góc nên đưa ra các biện pháp cụ thể trong vài năm tới để mở rộng hợp tác quân sự với 3 quốc gia này.

Cấu trúc quân sự tại Đông Nam Á có vẻ như vững chắc hơn bằng sự hiện diện quân sự của Mỹ. Trung Quốc vẫn chưa phải mở rộng tiếp cận quân sự tới tiểu vùng châu Á này như Mỹ làm. Nếu QDR 2010 chưa nói gì về điều này thì chính là vấn đề Mỹ muốn duy trì thế mạnh. Xây dựng các mối quan hệ mới cũng như duy trì những thỏa thuận căn cứ tại tiểu vùng này sẽ giúp Washington ngặn chặn kẻ thù tiềm năng khỏi việc ngăn Mỹ tiếp cận với các phần của thế giới có liên quan tới Đông Nam Á. Tuy nhiên, với khó khăn của nền kinh tế, và những lo toan trong cuộc chiến Afghanistan đang bao phủ chương trình nghị sự của Nhà Trắng, thách thức cho chính quyền Obama là duy trì tiếp cận với Đông Nam Á về mặt quân sự, ngoại giao và kinh tế.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, trong khi nỗ lực xua đi những hành vi gây hấn của Trung Quốc, họ lại hoan nghênh sự hiện diện của Washington, miễn là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc. Mặt khác, cùng thời điểm, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi đa phương với Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hợp tác trong khu vực và cân bằng ảnh hưởng của Mỹ.

Không quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á muốn đặt mình vào vị trí phải chọn lựa giữa hai cường quốc. Nếu đạt được thế cân bằng quân sự trong khu vực, tương tác ngoại giao mạnh mẽ, thì các quốc gia Đông Nam Á sẽ không phải rơi vào thế đó.

Trên đây là bài bình luận của nhà phân tích Joey Longi đăng trên tờ The Nation của Thái Lan ngày 20/02/2010.
HN (Theo The Nation)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang