Mỹ vây Trung - Nga bằng hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động


VIT - Quân đội Mỹ chủ định nâng cao khả năng tác chiến trên tất cả các chiến trường, duy trì ưu thế sức mạnh tấn công trên không dựa trên việc phát triển hệ thống tên lửa thế hệ mới có thể “qua mặt” bất kỳ hệ thống phòng không hiện đại nào.

Theo tin mới nhất thì Romani đã sẵn sàng cho Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn, và điều này chắc chắn sẽ làm Nga chẳng mấy “dễ chịu”. Hệ thống phòng thủ tên lửa này giống như hệ thống PAC-3 sẽ được triển khai ở Đài Loan và cũng sẽ khiến Trung Quốc có “cùng cảm giác” như Nga đối với Mỹ. Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ triển khai các tên lửa SM-3 đặt trên tàu tại biển Địa Trung Hải vào năm 2011, và các SM-3 triển khai trên mặt đất cơ động tại Trung Âu vào năm 2015.


Căn cứ hải quân trên đảo Jeju, Hàn Quốc

Còn đối với khu vực Đông Bắc Á, hiện tại Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 ở Nhật Bản và Hàn Quốc.


Phóng tên lửa SM-3 từ khu trục lớp Aegis

Các tên lửa SM-3, hiện đã được triển khai ở vùng Vịnh và sẽ sớm được triển khai thường trực trên các tàu khu trục lớp Aegis của Hải quân Mỹ tại Biển Baltic, Biển Đông, Biển Đen và Địa Trung Hải, có tầm bắn khoảng 500 km nhưng sẽ còn xa hơn khi được nâng cấp. Hải quân Mỹ đã dùng các tên lửa SM-3 để bắn hạ vệ tinh cách mặt biển 130 dặm ở Thái Bình Dương hồi tháng 2/2008 dưới sự chứng kiến của Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân Mỹ. Như vậy điều này có thể được hiểu rằng, tên lửa SM-3 là vũ khí có khả năng “diệt vệ tinh”. Đó cũng chính là loại vũ khí mà Lầu Năm góc có thể sử dụng để bắn hạ các vệ tinh của Nga hoặc Trung Quốc khi xảy ra chiến tranh.


Sơ đồ hệ thống tên lửa đánh chặn trên bộ

Việc Mỹ có ý định triển khai hệ thống tên lửa PAC-3 ở Ba Lan đã khiến Nga nổi cáu, tuy nhiên những phản ứng của Nga chưa đủ mạnh để kế hoạch phải từ bỏ.

Mỹ đang thiết kế một hệ thống cho phép tấn công mục tiêu theo chỉ định. Như cách gọi hệ thống này "chỉ đâu tấn công đấy, trên phạm vi toàn cầu" là hệ thống tấn công do một hệ điều hành mạng tự động tích hợp sức mạnh từ nhiều thành phần.

Với những lý do nêu trên, thì chiến lược phát triển chiến tranh của Mỹ là đã rõ. Mỹ đã, đang và sẽ triển khai xung quanh Nga và Trung Quốc các hệ thống “phòng thủ tên lửa” cơ động nhằm đáp trả các cuộc phản kích sau khi Mỹ tiến hành tấn công phủ đầu các kho hạt nhân của 2 cường quốc nói trên. Đáp lại, Nga và Trung Quốc lại xây dựng các biện pháp đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; và rồi lại khiến Lầu Năm góc phải xây dựng hệ thống “tấn công toàn cầu” mới hiện nay.

Rốt cuộc, tất cả các động thái trên sẽ lại tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc trên thế giới, cho dù chính họ lại đang kêu gọi cắt giảm vũ khí của nhau.
An Phú (Theo Globalresearch)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang