Hiện đại hóa tàu ngầm đi-ê-den điện


QDND - Tác chiến từ dưới lòng biển đang trở thành chiến trường nóng bỏng, bởi tính bí mật, bất ngờ và hiệu quả mang lại. Vũ khí trang bị kĩ thuật chính sử dụng trong tác chiến ngầm, từ dưới lòng biển là tàu ngầm chiến đấu. Nhờ sự áp dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ tiên tiến, tàu ngầm ngày càng trở nên hiện đại, đa năng và hiệu quả chiến đấu ngày càng cao hơn.

Xuất hiện từ đầu thế kỉ 20, tàu ngầm đi-ê-den điện chiến đấu được sử dụng với quy mô ngày càng nhiều trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tham chiến của lực lượng tàu ngầm giữa hải quân Đức, Nhật Bản và Liên Xô, Mỹ, Anh… khiến cuộc chiến tranh trên biển khốc liệt hơn. Trong những thập niên sau đó, đặc biệt là trong “chiến tranh lạnh” Xô-Mỹ, các thế hệ tàu ngầm chiến đấu hiện đại được nghiên cứu phát triển và đưa vào trang bị. Tàu ngầm phát triển từ các kiểu loại thông thường, chạy bằng năng lượng đi-ê-den điện, phát triển đến các thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân; tàu ngầm không người lái và tàu ngầm hoạt động theo những nguyên lí mới. Các kiểu loại tàu ngầm đi-ê-den điện chiến đấu hiện nay được biên chế đan xen trong lực lượng hải quân của nhiều nước và ngày càng được phát triển, trang bị rộng rãi hơn.

Tàu ngầm đi-ê-den điện được hải quân nhiều nước chú ý nâng cấp, hiện đại hóa nhằm bảo đảm phù hợp với điều kiện tác chiến, môi trường từng vùng biển và khả năng bảo đảm kĩ thuật. Các nước Nga, Mỹ, CHLB Đức, Thụy Điển, Anh, Nhật Bản... là những cường quốc về nghiên cứu phát triển tàu ngầm đi-ê-den điện hiện đại. Nga đang sở hữu các tàu ngầm đi-ê-den hiện đại nhất hiện nay, như họ tàu ngầm lớp Kilo, Lada. Tàu ngầm lớp Kilo hiện nay có tới ba phiên bản: Kilo-877EKM, Kilo-636 và Kilo-677. Các tàu ngầm lớp Kilo do Nhà máy đóng tàu A-dơ-mi-ran-ti ở Xanh Pê-téc-bua đóng. Tàu gồm có sáu khoang kín được ngăn cách với nhau bằng những vách ngăn ngang trong lớp vỏ kép có áp suất. Thiết kế này và khả năng nổi tốt của tàu ngầm Kilo, bảo đảm khả năng hoạt động khi bị thủng, thậm chí với một khoang, hoặc hai ngăn liền kề bị ngập nước. Tàu ngầm Kilo dài 26m, đường kính 9,9m, lượng giãn nước 2.350 tấn, 57 thủy thủ và có thể hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu có thể lặn sâu tối đa 300m, tốc độ khoảng 22km/h khi nổi và khoảng 40km/h khi lặn; tầm hoạt động là 12.000km khi có ống thông hơi và 640km khi lặn. Tàu trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533mm nằm ở phía mũi và 18 quả ngư lôi. Hai ống phóng ngư lôi được thiết kế để phóng ngư lôi điều khiển từ xa có độ chính xác rất cao. Hệ thống có máy tính điều khiển giúp nạp đạn nhanh hơn, với loạt bắn đầu tiên thực hiện trong 2 phút và loạt thứ hai trong 5 phút.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 còn trang bị hệ thống định vị siêu âm dưới nước kĩ thuật số MGK-400EM. Ra-đa hoạt động theo chế độ sử dụng kính tiềm vọng và chế độ nổi, cung cấp thông tin về các tình huống dưới nước, trên không và định vị an toàn. Tàu còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ điện tử, máy thu cảnh báo ra-đa và máy định hướng bằng tín hiệu ra-đi-ô. Tàu ngầm Kilo đã được Nga xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới. Bên cạnh tàu ngầm Kilo, hải quân Nga đã trang bị tàu ngầm đi-ê-den điện loại mới lớp Lada với các tính năng tiên tiến hơn để thích nghi với cuộc chiến tranh tàu ngầm và chống tàu ngầm hiện đại.

Hải quân Thụy Điển đã phát triển nhiều kiểu loại tàu ngầm đi-ê-den-điện tiên tiến như lớp Challenger, Archer. Các tàu ngầm này trang bị vũ khí hiện đại gồm ống phóng ngư lôi 533mm và 400mm. Tàu ngầm lớp Archer dài 60,5m, lượng choán nước 1.400 tấn trên mặt biển và 1.500 tấn khi lặn, thủy thủ đoàn 28 người, tốc độ tối đa khi lặn là 15 hải lí/giờ. Đặc biệt, tàu được trang bị hệ thống động cơ chạy khí độc lập, nhờ đó cho phép tàu ngầm có khả năng lặn sâu và gây ra tiếng ồn thấp, tăng khả năng tàng hình. Hệ thống định vị siêu âm tiên tiến giúp tàu dò tìm mục tiêu ở khoảng cách xa.

Hải quân Đức đã phát triển và hiện đại hóa số lượng lớn tàu ngầm đi-ê-den điện lớp U-212 có lượng giãn nước 1.840 tấn, dài 56,3m, rộng 6,8m. Tàu có thể lặn sâu 600m, với vận tốc khoảng 20 hải lí/giờ, hoạt động độc lập trong 30 ngày, thủy thủ đoàn gồm 27 người. Tàu ngầm U-212 trang bị các loại vũ khí gồm ngư lôi, mìn và tên lửa tầm gần IDS. Gần đây, hải quân Đức đã nâng cấp, hiện đại hóa tàu ngầm U-212 với biến thể mới U-212A và U-214 để xuất khẩu. Hải quân Đức còn nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ mới để phát triển các tàu ngầm đi-ê-den điện có tầm hoạt động tới hơn 1000km, điển hình như dự án tàu ngầm U32 với thiết kế động cơ đi-ê-den điện đặc biệt và động cơ chạy bằng nhiên liệu hi-đrô.

Mặc dù phần lớn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đã chuyển sang cho các tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân đảm nhiệm, song hải quân một số nước vẫn phát triển, đóng mới và mua sắm tàu ngầm ngầm đi-ê-den điện trang bị vũ khí hiện đại, các loại tên lửa tầm xa, có khả năng tự bảo vệ vùng biển và răn đe lớn, nhằm bảo đảm an ninh các vùng đặc quyền kinh tế biển.

Giang Hồng Cương

Xem vài hình ảnh top 10 tàu ngầm Diesel của các nước



Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang