Tên lửa chống ra-đa mặt đất


QDND - Trong tác chiến, hệ thống ra-đa luôn được coi là “tai mắt” của cả bên tấn công lẫn phòng thủ. Chính vì vậy, các hệ thống ra-đa cảnh giới, dẫn bắn phòng không luôn là mục tiêu mà đối phương ưu tiên tiêu diệt.

Để thực hiện nhiệm vụ này, tên lửa chống ra-đa (chống bức xạ) đã ra đời. Lợi dụng nguyên lí hoạt động của ra-đa sử dụng việc thu phát sóng bức xạ điện tử để phát hiện và định vị mục tiêu, tên lửa chống ra-đa được trang bị đầu dò có thể xử lí tín hiệu điện tử do hệ thống ra-đa của đối phương phát ra, từ đó xác định, khóa mục tiêu của hệ thống ra-đa đối phương và tiêu diệt.

Các tên lửa chống ra-đa thường được áp dụng để tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương thông qua việc tiêu diệt ra-đa cảnh báo và dẫn bắn của các tổ hợp tên lửa phòng không, pháo cao xạ. Nhờ khả năng của loại tên lửa này sẽ mở đường cho các máy bay ném bom và cường kích sử dụng bom chùm và các loại tên lửa có sức công phá lớn, vô hiệu hóa hệ thống phòng không mặt đất như: Trạm ra-đa, dàn tên lửa phòng không, các cụm pháo cao xạ… Loại tên lửa chống ra-đa sớm nhất được biết tới là tên lửa AGM-45 Shrike được không quân Mỹ sử dụng trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ việc sử dụng AGM-45 Shrike trong tác chiến, các tên lửa chống ra-đa thế hệ sau của Mỹ đều được nâng cấp, trang bị thêm thiết bị dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh (GPS) cho phép ghi nhớ vị trí cuối của nguồn phát, từ đó nâng cao độ chính xác và hiệu quả tiêu diệt.

Hiện tại, tên lửa chống ra-đa được sử dụng rộng rãi trong biên chế lực lượng không quân các nước như: AGM Armiger của Đức; ALARM missile của Anh; Kh-25, Kh-31 Krypton của Nga… Bên cạnh hiệu quả sử dụng trong tác chiến, tên lửa chống ra-đa cũng có những điểm yếu mà đối phương có thể lợi dụng để đối phó và vô hiệu hóa. Để sử dụng tên lửa chống ra-đa có hiệu quả cao, bên tấn công cần tiến hành trinh sát điện tử trước và có thể làm lộ ý đồ tấn công. Do lệ thuộc vào nguồn bức xạ từ mục tiêu phát ra và những tín hiệu đặc trưng trong quỹ đạo bay, tên lửa chống ra-đa có thể bị vô hiệu hóa hay giảm hiệu quả tiêu diệt khi mất tín hiệu mục tiêu, hoặc mục tiêu cơ động khỏi vị trí ban đầu. Trang bị đầu đạn nhỏ, nên hiệu quả sát thương của tên lửa chống ra-đa chỉ vào khoảng vài chục mét, khó có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu trong phạm vi rộng.

TUẤN SƠN

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang