Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không


QĐND - Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, các quốc gia có nền khoa học-kỹ thuật tiên tiến đã phát triển mẫu máy bay trang bị ra-đa mạnh, bay cao, cho phép bao quát một vùng không gian rộng lớn lên tới hàng trăm dặm. Các máy bay thực hiện nhiệm vụ này thường được gọi chung là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C).

Máy bay AEW&C có thể thực hiện nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch tấn công và phòng thủ trên không. Khi tấn công, nó sẽ là “hoa tiêu” dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu. Khi phòng thủ, nhờ khả năng “kiểm soát” một vùng không gian rộng lớn, AEW&C cho phép phát hiện sớm đối phương và lên các phương án ngăn chặn. Ngoài ra, AEW&C cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát và C2BM (chỉ huy và điều khiển, kiểm soát chiến trường). Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2

Trong chiến đấu, AEW&C đóng vai trò như “con mắt” của phi đội. Nhờ AEW&C, các máy bay chiến đấu sẽ không phải bật ra-đa chủ động gây lộ vị trí và có được khả năng “tàng hình tương đối” với đối phương. Điều này sẽ nâng cao khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn của máy bay đồng minh, mà đối phương không phát hiện được. Một vài máy bay AEW&C hiện tại trên thế giới có thể kể tới như: E-2 Hawkeye, E-3 Sentry, P-3 Orion (Mỹ); Beriev A-50U Shmel, Ka-31 (Nga); IAI 707 (I-xra-en)… Không quân Mỹ là lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới sở hữu các máy bay thực hiện nhiệm vụ AEW&C. Máy bay TBM-3W chính thức phục vụ trong biên chế không quân Mỹ từ tháng 3-1945, với ra-đa AN/APS-20 có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 160km. Năm 1958, quân đội Nga mới bắt đầu phát triển các máy bay có chức năng tương tự. Phụ trách chương trình này là Tổ hợp chế tạo hãng hàng không Typolev và kết quả là máy bay Tu-114 ra đời. Tiếp đó, một loạt các máy bay thực hiện chức năng AEW&C cũng được các quốc gia khác tập trung phát triển như I-xra-en, Nhật Bản, Bra-xin…

Do kỹ thuật chế tạo phức tạp và chi phí sản xuất cao, nên trên thế giới hiện nay chỉ có một vài quốc gia có khả năng chế tạo và sở hữu các máy bay AEW&C như Mỹ, Nga, Thụy Điển, I-xra-en... Tuy nhiên, máy bay AEW&C là yêu cầu tất yếu đối với lực lượng không quân các nước vì những khả năng to lớn mà nó đem lại.

Tuấn Sơn

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang