Trung Quốc mơ tàu sân bay 'made in China'


DATVIET - Chiếc tàu sân bay khổng lồ bằng bê tông mới dựng lên tại Vũ Hán đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân Trung Quốc.

Giống như thật, cả về kích thước lẫn các chi tiết như sàn tàu, tháp chỉ huy, đường băng, mô hình này cho thấy giấc mộng tàu sân bay “hàng nội” của Trung Quốc dần thành hiện thực.

Trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc liên tục công bố hàng loạt các mẫu tàu khu trục, tàu ngầm thế hệ mới và đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn (Type 094 tự đóng). Vũ khí chiến lược mà hải quân nước này chưa tự chế tạo là tàu sân bay.

Thực hư về kế hoạch đóng tàu sân bay

Thông tin về dự định tự đóng tàu sân bay trị giá gần 400 triệu USD của Trung Quốc lần đầu tiên được nhắc đến năm 2005 nhưng Bộ Quốc phòng nước này phủ nhận.

Tháng 12/2008, lần đầu tiên, Trung Quốc công khai dự tính này khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Huang Xueping cho biết, nước này đang “cân nhắc kỹ” kế hoạch đóng tàu sân bay đầu tiên.

Mô hình tàu sân bay làm bằng bê tông đặt tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Gần đây nhất, ngày 10/10, tờ South China Morning Post (Hongkong) tiết lộ, Trung Quốc đang xúc tiến đóng tàu sân bay mang tên Bắc Kinh 01 tại nhà máy đóng tàu Changxing, Thượng Hải và dự định hạ thủy năm 2015.

Mặc dù các thông tin về Bắc Kinh 01 còn là một bí mật nhưng giới chuyên gia cho rằng, đây sẽ là tàu sân bay cỡ lớn với trọng tải khoảng 65.000 tấn, tương tự tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.

Hồi đầu tháng 10, nước này công bố kế hoạch xây dựng thế hệ tàu khu trục cỡ lớn và đây có thể là cơ sở quan trọng hỗ trợ chương trình phát triển tàu sân bay và là chìa khóa đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hải quân đại dương.

Mạng UPI hồi tháng 6 cho biết, Trung Quốc đã đầu tư hơn 5 tỷ USD để xây dựng xưởng đóng tàu Changxing. Khi tham quan nơi này, một số chuyên gia đóng tàu châu Âu cho biết, xưởng có trang bị đầy đủ để tàu sân bay cỡ trung bình hoặc cỡ lớn ví dụ như hệ thống cần cẩu khổng lồ có thể nâng 600 tấn.

Bước đầu tiên tiến tới sở hữu một tàu sân bay tự đóng chính là việc Trung Quốc đang hoàn thiện tàu Varyag trọng tải 67.500 tấn mua của Ukraine với giá 20 triệu USD năm 1998 tại xưởng đóng tàu Đại Liên.

Phòng tình báo hải quân Mỹ dự đoán, tàu sân bay này được đưa vào sử dụng khoảng năm 2010 - 2012 với mục đích huấn luyện. Việc đóng lại Varyag sẽ giúp Trung Quốc hoàn chỉnh thiết kế và vận hành Bắc Kinh 01.


Trung Quốc đại tu tàu Varyag, mua của Ukraina tại xưởng Đại Liên.

Mô hình tàu sân bay bê tông tại Vũ Hán sẽ là nơi khảo sát và tính toán khi thay đổi kỹ thuật đóng tàu và cũng là nơi tổ chức thử nghiệm và tập huấn định kỳ, từ việc xác định cỡ radar tới thử nghiệm phối hợp hoạt động bay trên boong tàu hay đơn giản là xác định vị trí của hàng nghìn mét dây cáp với công tắc trong khoang tàu.

Các hoạt động mua sắm gần đây cho thấy, Trung Quốc đã có đầy đủ phương tiện và trang bị cho một tàu sân bay. Trung Quốc đã mua của Nga bốn hệ thống cất hạ cánh, bộ phận phức tạp nhất của tàu sân bay và đặt hàng 50 máy bay chiến đấu SU-33 chuyên dụng và máy bay huấn luyện, cảnh giới tầm xa hay hệ thống radar trang bị cho tàu sân bay.

Trung Quốc cũng thuê các chuyên gia đến từ Ukraine huấn luyện đội ngũ phi công, điều hành tàu sân bay, vận hành radar cũng như cử chuyên gia đến học hỏi trên tàu sân bay duy nhất của Brazil.

Mới là bước đi ban đầu

Tàu sân bay là soái hạm của nhóm tàu tấn công (CTG) gồm nhiều tàu chiến và tàu ngầm có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cả trên mặt biển cũng như đất liền. Tàu sân bay là nơi xuất phát các cuộc tấn công, và đi kèm với nó là một đội tàu với ít nhất 6-8 tàu hộ tống, một hoặc hai tàu hậu cần cỡ lớn, trong số đó, các tàu chống ngầm và tàu phòng không là quan trọng nhất tạo nên xương sống cho hạm tàu sân bay.

Chi phí ước tính cho một CTG vào khoảng 10 tỷ USD. Giới quân sự cho rằng, đưa một tàu sân bay vào sử dụng chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình phức tạp và tốn kém.

Tàu sân bay sẽ tạo điều kiện cho hải quân tác chiến tại các vùng biển xa, vượt tầm hoạt động của máy bay chiến đấu. Một số nguồn tin Trung Quốc cho biết, nhiệm vụ của tàu sân bay này có thể đồn trú tại đảo Hải Nam sẽ là bảo vệ các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ và khoáng sản từ Trung Đông và châu Phi cũng như tăng cường ảnh hưởng và tạo đối trọng với Mỹ và Ấn Độ. Theo dự kiến, Ấn Độ tiếp nhận tàu sân bay Đô đốc Gorshkov trọng tải 45.000 tấn từ Nga vào năm 2012 với giá 2,8 tỷ USD.

Với sự có mặt của tàu sân bay, chiến hạm khổng lồ được thiết kế tạo ấn tượng “nước lớn” với mục đích răn đe sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Trung Quốc.

Mặc dù có thể hạ thủy hai tàu sân bay trong giai đoạn 2015 - 2020 nhưng so sánh với đội tàu biên chế 285 chiếc, trong đó, có 11 tàu sân bay, giới quân sự nhận xét “Trung Quốc còn mất nhiều thời gian nữa” mới trở thành đối thủ của hải quân đại dương Mỹ.

Trong tác chiến hiện đại, lực lượng tàu sân bay muốn thực sự hiệu quả phải cần ít nhất ba nhóm tàu tấn công. Một nhóm tàu tham gia tác chiến tại chiến trường, một nhóm sẵn sàng thay thế và nhóm thứ ba sau khi hoàn thàn nhiệm vụ được đưa về bổ sung lực lượng và bảo dưỡng.
Hà Anh (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang