Eurocopter Tiger, con hổ biết bay của châu Âu


DATVIET - Là đứa con chung của Đức, Pháp, Tây Ban Nha, trực thăng Eurocopter Tiger là biểu tượng của tin thần hợp tác châu Âu, đồng thời biểu hiện xu thế chống lại sự phụ thuộc vào Mỹ.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, Đức, Tây Ban Nha... luôn là tiền đồn của khối NATO trong việc chống lại các mối nguy cơ đến từ phía Đông. Đặc biệt, trước đối thủ là Liên Xô có ưu thế tuyệt đối về lực lượng tăng thiết giáp, việc sử dụng không quân, đặc biệt là trực thăng vũ trang (gunship) là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc chế điểm mạnh này của đối phương.

Các loại trực thăng vũ trang mà những nước này sử dụng thường do Mỹ viện trợ như AH-1 Cobra, AH-64 Apache hoặc một số loại kém tính năng hơn, do các nước châu Âu tự sản xuất, như: Agusta Mangusta của Italia.

Eurocopter Tiger là đứa con chung của các quốc gia châu Âu.

Cuối những năm 1990, một phần vì Liên Xô sụp đổ, một phần muốn tách khỏi sự lệ thuộc về vũ khí vào Mỹ; và tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực, liên minh châu Âu đã bắt tay chia sẻ công nghệ để sản xuất nhiều loại vũ khí của riêng mình. Đáp ứng yêu cầu về một loại trực thăng vũ trang ưu việt, hiện đại, EC665 Tiger đã ra đời.

Eurocopter Tiger là sản phẩm của sự hợp tác giữa ba công ty công nghiệp hàng không: Daimler Chrysler (Đức,) Matra (Pháp) và CASA (Tây Ban Nha). Có tới 4 biến thể Tiger được chế tạo cho ba nước này và xuất khẩu.

Vật liệu chế tạo đặc biệt

Tiger có đến 80% vật liệu là sợi các bon được gia cường bằng polymer và Kevlar với tỷ lệ thành phần là 11% nhôm và 6% titan.

Trực thăng Eurocopter Tiger của không quân Đức.

Cấu tạo trên giúp Tiger vừa có khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao và khả năng chống chịu tốt các loại đạn súng máy phòng không 12,7 mm, 14,5 mm lắp trên xe tăng và đạn pháo phòng không 23 mm (ví dụ như của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Nga).

Cánh quạt của Tiger cũng được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ. Thiết kế hình dạng ngoài của Tiger cùng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cũng khiến nó giảm khả năng bị phát hiện và có nhiều cơ hội "sống sót" trên chiến trường hơn.

Do làm bằng các vật liệu nhẹ nên Eurocopter Tiger có khả năng cơ động khá cao so với các trực thăng cùng loại.

Các thiết bị điện tử trên Tiger cũng là sự hội tụ của những công nghệ tinh túy nhất châu Âu như thiết bị cảnh báo radar, cảnh báo chiếu xạ laser, hệ thống cảnh báo tên lửa MILDS của Đức, bộ vi xử lý trung tâm của Thales, thiết bị thả mồi bẫy chống tên lửa tự dẫn hồng ngoại SAPHIR-M do công ty MBDA của Anh sản xuất.

Hệ thống định vị của Tiger cũng là sản phẩm của sự hợp tác công nghệ như hệ thống con quay laser hồi chuyển ba chiều của Thales, các loại radar đa kênh Doppler, hệ thống định vị vệ tinh cùng các thiết bị hỗ trợ phi công khác.

Động cơ và vũ khí

Về trang bị vũ khí và động cơ, Tiger có nhiều sự khác biệt giữa các biến thể: Tiger HAP cho Pháp, UHT cho Đức, HAD cho Tây Ban Nha và ARH để xuất khẩu cho Australia. Trừ loại HAD hiện đại nhất được trang bị động cơ MTR-390E 1.094 kW. Các biến thể còn lại chỉ trang bị động cơ của MTU, Turbomeca hay Roll-Royce MTR-390 với công suất 960 kW.

Một số loại vũ khí trang bị cho Eurocopter Tiger: Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (1), PARS3-LR (2), Tên lửa không-đối-không Mistral (3), Rocket 70 mm Hydra (4), Rocket 68 mm SNEB (5).

Vì thế Tiger có tốc độ tối đa thua kém khá nhiều so với các loại trực thăng cùng chức năng của Mỹ và Nga. Tiger chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga.

Đổi lại, Tiger có khả năng cơ động và tầm hoạt động (800 km) khá tốt, cho dù vẫn chưa thể so được với trực thăng Ka-50 của Nga.

Hai loại tên lửa không-đối-không trên Eurocopter Tiger (Mistral bên trái và Stinger bên phải).

Là trực thăng hạng trung, Tiger chỉ mang được lượng vũ khí khá hạn chế - tối đa 1.860 kg - lắp trên 4 điểm treo cứng hay dưới cánh, trong khi Apache có thể mang đến 3.000 kg hay 2.300 kg đối với Ka-50 của Nga.

Vũ khí của Tiger được trang bị tùy theo biển thế và quốc gia sử dụng. Ngoài 1 khẩu pháo tự động GIAT 30 mm do Pháp chế tạo lắp ở mũi, Tiger còn có thể mang theo các loại rocket 70 mm Hydra (Mỹ), 68 mm SNEB (Pháp); tên lửa chống tăng Hellfire (Mỹ), Spike-ER (Israel), PARS-3LR (Đức). Để tự vệ trước các loại máy bay khác, Tiger còn có thể mang theo 2 tên lửa không-đối-không Stinger (Mỹ) hoặc Mistral (Pháp).

Giá cắt cổ

Với rất nhiều thiết bị công nghệ cao, giá thành của Tiger ở mức rất cao, làm chùn bước hầu hết các nước có nền kinh tế kém phát triển có ý định xem xét loại trực thăng này. Với đơn giá 35 - 43 triệu USD tùy biến thể, Tiger chỉ rẻ hơn AH-64D Apache Longbow (48 - 52 triệu USD), và đắt hơn rất nhiều so với các loại trực thăng vũ trang cùng loại khác như AH-64A Apache (18 triệu USD), Ka-50 Black Shark (15 triệu USD) hay Mi-28 Havoc (16,9 triệu USD).

Vì mức giá đắt đỏ này, ngoài các nước tham gia chế tạo, mới chỉ có 22 chiếc Tiger được xuất khẩu cho quân đội Australia. Chính phủ Arabia Saudi từng ký hợp đồng mua 12 chiếc Tiger vào tháng 7/2006, nhưng hợp đồng này nhanh chóng đổ vỡ do Nga đã chào hàng những chiếc trực thăng với tính năng không kém nhưng rẻ hơn rất nhiều của họ.

An Thái (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang