Các loại vệ tinh của lực lượng vũ trang Mỹ hiện nay


QDND - Các hệ thống vũ trụ quân sự (KSVN) cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của tất cả các quân chủng các nước trên thế giới. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới coi không gian vũ trụ là chiến trường, trong đó quốc gia đi đầu phải kể đến trước hết là Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến phương hướng sử dụng các hệ thống vũ trụ cho mục đích quân sự. Mỹ cho rằng, với sự hỗ trợ của các hệ thống vũ trụ, có thể giải quyết được hai nhiệm vụ chính: Xác định tiềm năng kinh tế quân sự của địch và nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện tấn công vũ trụ-đường không.

Trong quá trình xây dựng các hệ thống vũ trụ, Mỹ đặc biệt chú trọng đến các hướng sau: Duy trì trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu các hệ thống hiện có và các hệ thống trinh sát mới, tăng cường khả năng của các thiết bị trên khoang của vệ tinh, nâng cao sự linh hoạt cung cấp thông tin từ các vệ tinh đến các trung tâm xử lý, tăng thời gian tồn tại tích cực của vệ tinh, bố trí trên một vệ tinh thiết bị giải quyết hai hay nhiều nhiệm vụ, chế tạo thiết bị mang tên lửa mới sử dụng một hoặc nhiều lần, cải tiến các phương tiện điều khiển KSVN trên mặt đất, thống nhất kết quả của tất cả các loại hình trinh sát, chế tạo vệ tinh có khả năng phòng thủ vũ trụ và chống tên lửa.

1. Vệ tinh trinh sát quang điện tử KN-11

Hiện nay, Mỹ có 2 - 4 vệ tinh này, trong đó sử dụng 2 vệ tinh, 1 vệ tinh dự trù. Vệ tinh này bảo đảm quan sát mục tiêu và truyền dữ liệu trinh sát theo các kênh vô tuyến trong thời gian thực đến trung tâm thu thập và xử lý thông tin. Tại đây thông tin này được xử lý và truyền cho máy bay tiêm kích. Thời gian tối đa cung cấp thông tin cho máy bay tiêm kích – 1,5 đến 2h.

2. Vệ tinh trinh sát radar Lakross

Mỹ có 2 - 4 vệ tinh Lakross, hiện nay đang sử dụng 3 vệ tinh.

Với sự hỗ trợ của radar, vệ tinh này có thể nhận được hình ảnh bề mặt trái đất và bảo đảm kiểm soát các vùng cực của trái đất, bảo đảm kết quả quan sát truyền theo kênh vô tuyến trong thời gian thực đến trung tâm thu thập và xử lý thông tin. Phương hướng chính phát triển vệ tinh trinh sát hình ảnh là tăng cường khả năng trinh sát của thiết bị trên khoang của vệ tinh bằng cách tiến hành chụp ảnh quang –điện tử đa phổ và tăng chế độ theo dõi các mục tiêu cơ động khi chụp ảnh bằng radar. Một trong các hướng cải tiến vệ tinh trinh sát hình ảnh là tiến hành xử lý sơ bộ các dữ liệu nhận được trên khoang vệ tinh nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh nhận được và giảm tổng khối lượng dữ liệu để truyền theo kênh vô tuyến.

3. Vệ tinh trinh sát kỹ thuật vô tuyến hải quân SSU

Mỹ có 3 - 6 vệ tinh SSU-1, SSU-2, 9 SSU-3 và 3 SSU-3. Các vệ tinh này cho phép xác định tọa độ các tàu nổi bằng phương pháp đo giao thoa với độ chính xác đến 1km, cũng như tiến hành kiểm soát khu mặt nước Đại Dương Thế Giới với thời gian 1,5-2,5h.

4. Vệ tinh trinh sát kỹ thuật vô tuyến

Hiện nay, Mỹ có 2 vệ tinh Ferret và 2 vệ tinh cải tiến Ferret – D.

Vệ tinh Ferret bảo đảm quan sát đồng thời khu vực trinh sát ở khoảng cách trung bình. Thời gian quan sát tất cả bề mặt trái đất – 11h.

Vệ tinh Ferret – D bảo đảm quan sát tất cả bề mặt trái đất với thời gian 5,5h.

Phương hướng chính phát triển trinh sát kỹ thuật vô tuyến là liên kết tất cả các dạng trinh sát kỹ thuật vô tuyến, hiện đại hóa tổng hợp thành phần quỹ đạo của hệ thống nhờ vào việc cải tiến thiết bị của vệ tinh đang sử dụng, đồng thời tăng cường khả năng các thành phần mặt đất của hệ thống và sử dụng tổng hợp các phương tiện tiến hành trinh sát kỹ thuật khác nhau.

5. Vệ tinh trinh sát vô tuyến và kỹ thuật vô tuyến

Hiện nay, nhóm vệ tinh trinh sát vô tuyến và kỹ thuật vô tuyến (6 vệ tinh “Drampsit” và “Drampsit-2”, 5 vệ tinh “Dreroboum”, 1 vệ tinh “Magnum”, 1 vệ tinh “Mentor”, 3 vệ tinh “Shale”) của Mỹ cho phép bảo đảm kiểm soát liên tục hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử trên lãnh thổ các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) trong thời gian gần với thời gian thực ở nửa bán cầu bắc.

6. Các loại vệ tinh của lực lượng vũ trang Mỹ hiện nay

Hiện nay, Mỹ có 7 vệ tinh Ymeyu-2 đặt trên qũy đạo địa tĩnh tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương…và khu vực châu Âu. Vệ tinh này cho phép có khu vực quan sát toàn cầu theo chiều rộng từ 83 độ bắc đến 83 độ nam. Sai số tối đa xác định tọa độ phóng tên lửa đạn đạo gần 3km, sai số xác định các khu vực tấn công bằng đầu đạn hạt nhân đến 1000km.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua quyết định chế tạo hệ thống vệ tinh cảnh báo tấn công bằng tên lửa mới SBIRS. Hệ thống này dùng thay thế hệ thống vệ tinh DSP (trên cơ sở của Ymeyus-2). Theo số liệu nghiên cứu sơ bộ, thành phần quỹ đạo của hệ thống SBIRS sẽ gồm các thành phần cơ bản sau: 4 vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, 2 vệ tinh trên quỹ đạo elip cao, một vài vệ tinh quỹ đạo thấp có thể trong thành phần của hệ thống SBIRS trong giai đoạn của chương trình tiếp theo.

7. Vệ tinh của hệ thống dẫn đường Navstar

Hệ thống gồm 24 vệ tinh loại Navstar-2 và Navstar-2R, 6 vệ tinh dự trữ bổ sung. Hiện nay, Mỹ đang tiến hành cải tiến các loại vệ tinh này nhằm tăng hạn sử dụng đến 10 năm. Quá trình cải tiến chú trọng theo hai hướng cơ bản đó là chế tạo thiết bị thế hệ mới Blok 2F và tăng khả năng của hệ thống để sử dụng hệ thống cho mục đích dân sự. Dự kiến đến năm 2010 hệ thống Navstar chỉ còn các thiết bị thế hệ thứ 4 Navstar-2F. Thời hạn tồn tại dự tính của các vệ tinh mới là 12 năm.

8. Vệ tinh liên lạc

Hiện nay Bộ Quốc phòng Mỹ đang khai thác các hệ thống vũ trụ sau: hệ thống liên lạc chiến lược trên cơ sở vệ tinh “DSTsS-3”, hệ thống liên lạc chiến thuật hải quân trên cơ sở vệ tinh “Flitsatkom” và “Ufo”, hệ thống thu thập và truyền dữ liệu trên cơ sở của vệ tinh “SDS”, hệ thống liên lạc chiến lược và chiến thuật trên cơ sở vệ tinh “Milstar”, hệ thống liên lạc của không quân “Afsatkom”. Liên lạc vũ trụ có tính toàn cầu, kịp thời, tin cậy và bí mật cho phép tổ chức liên lạc đồng thời trong bất kỳ sự phối hợp và hướng nào; đồng thời cho phép nhiều trạm trên mặt đất làm việc cùng một lúc thông qua một thiết bị chuyển phát nhờ vào việc thiết lập các tín hiệu theo tần số, thời gian và hình dạng.

9. Vệ tinh của hệ thống đo trắc địa Geosat

Vệ tinh Geosat có khả năng xác định khoảng cách từ vệ tinh đến bề mặt đại dương với độ chính xác đến 10cm. Điều này bảo đảm nâng cao độ chính xác bắn tên lửa đạn đạo tầm trung lên 10% với chu kỳ kiểm soát bề mặt Đại Dương Thế Giới - 6 tháng.

Xuân Hưng - Diệu Liên (Theo Tạp chí quân sự nước ngoài)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang