Nga phát triển máy bay siêu tấn công


(VnMedia) - Quá trình phát triển loại máy bay phản lực thế hệ thứ 5 là một trong những vấn đề được bàn luận rộng rãi trong quân đội Nga thời gian gần đây. Loại máy bay mới này được phát triển theo một chương trình nhằm thay thế máy bay thế hệ thứ 4 hiện đang được quân đội Nga và Ấn Độ sử dụng.

Một phiên bản T50


Hơn nữa, người ta càng quan tâm tới dự án tương lai này của Nga khi có sự tham gia của Ấn Độ trong việc phát triển loại máy bay này. Ấn Độ là một trong những đối tác lâu dài trong việc hợp tác kỹ thuật quân sự đối với Nga.

Thực ra dự án chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 này đã được Liên Xô khởi động từ những năm 1980. Cho đến giữa những năm 1990, hãng Mikoyan đã tiến hành thực hiện dự án 1.44, với tên gọi Mikoyan-Gurevich MiG MFI. Trong khi đó, hãng Sukhoi lại đưa ra loại máy báy S-37. Đây là loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến và không được sản xuất đại trà. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, dự án 1.44 đã không được thực hiện.

Cuối những năm 1990, dường như các chuyên gia nhận thấy rằng dự án chế tạo loại máy bay thế hệ thứ 5 đã trở nên lỗi thời do phiên bản của loại máy bay này kém hơn so với loại máy bay siêu thanh F-22 Raptor của Mỹ. Do vậy, đầu những năm 2000, chính phủ Nga quyết định phát triển một loại máy bay thế hệ thứ 5 hoàn toàn mới. Các hãng chế tạo máy bay của Nga như Sukhoi, Mikoyan và Yakovlev đã đưa ra nhiều phiên bản thiết kế mới.
Cuối cùng, dự án đã lựa chọn hãng chế tạo máy bay Sukhoi với phiên bản T-50.
Một phiên bản của T-50Ngay từ đầu, rất nhiều chuyến bay thử nghiệm và thời hạn cung cấp được đưa ra thảo luận. Cuối cùng, người ta dự định sẽ tiến hành chuyến bay đầu tiên trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. Cuối năm 2008, Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga tuyên bố rằng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của T-50 sẽ được tiến hành vào tháng 8/2009.
Mùa hè năm 2008, các quan chức cho biết mẫu thiết kế của T-50 đã được thông qua. Kế hoạch sản xuất đã được chuyển đến nhà máy sản xuất máy bay ở vùng Viễn đông của Nga. Hiện tại, nhà máy này đang sản xuất 3 mẫu thử nghiệm T-50. Trong khi việc sản xuất hàng loạt sẽ không thể tiến hành trước năm 2015.

Mặc dù các thông số kỹ thuật về loại máy bay T-50 vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng người ta cho rằng chiếc máy bay đầu tiên sẽ được lắp đặt động cơ phản lực cánh quạt đẩy 117S (nâng cấp từ loại động cơ AL-31) do nhà sản xuất Saturn chế tạo. Do đó, loại máy bay T-50 sẽ có trọng lượng nặng hơn với tải trọng cất cánh trên 30 tấn và sẽ có kích thước giống như loại máy bay nổi tiếng Sukhoi Su-27 Flanker.

Loại radar dùng cho máy bay T-50 và hệ thống kiểm soát phòng cháy sẽ được thiết kế trên cơ sở của hệ thống Su-35BM.Gần đây, có thông tin cho rằng Ấn Độ quan tâm nhiều hơn tới phiên bản hai chỗ ngồi. Trong khi đó, Nga với hệ thống kiểm soát bay trên không và mặt đất tiên tiến lại muốn tập trung phát triển phiên bản một chỗ ngồi. Có khả năng rằng phiên bản mà Ấn Độ ưa thích sẽ nhẹ và nhỏ hơn do vậy giá cả cũng rẻ hơn.

Trong vài tháng qua, có những thông tin tiết lộ về hình dáng bên ngoài của loại máy bay T-50 này. Qua việc đánh giá những hình mẫu T-50, loại máy bay này giống máy bay F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ràng về việc phiên bản thực tế và phiên bản mẫu có giống nhau hay không.
Tuy nhiên, khái niệm “thế hệ thứ 5” tổng quan hơn. Nó bao gồm một loạt các trang thiết bị để đảm bảo cho khả năng tác chiến hiện đại, trong đó có cả vũ khí, các thiết bị điện tử, hệ thống cung cấp nhiên liệu trên không và hệ thống kiểm soát.

Những nhân tố này đang trong quá trình phát triển cho dù không phải đang diễn ra với cùng tiến độ. Tuy nhiên, chúng cũng đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ chương trình nói chung. Không có những dự án đi kèm, thì loại máy bay chiến đấu mới sẽ vẫn chỉ là một thứ hàng đắt tiền mà không có khả năng phát huy được sức mạnh chiến đấu của lực lượng không quân.

Đây là loại máy bay đa chức năng, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển, bất kể mục tiêu nhỏ bé và di động. Hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả ngày và đêm. Có khả năng tác chiến cao. Góc tấn công rộng. Không bị phát hiện bởi tín hiệu quang học, hồng ngoại hoặc sóng radio. Có khả năng cất cánh và hạ cánh trên một đường băng ngắn. Sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến. Được trang bị hệ thống rada và cảm ứng hiện đại. Đây là loại máy bay siêu hành trình có thể đạt tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng chất đốt phụ. Theo các chuyên gia, T-50 sẽ có những tính năng vượt trội so với loại máy bay F/A-22 Raptor và tương ứng với loại máy bay F-35 Lightning của Mỹ.


An Khanh - (theo Ria Novosti)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang